Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ngành công nghiệp ô tô Đức "cầu cứu" Chính phủ

Sau khi Thượng viện Mỹ bác bỏ kế hoạch giải cứu ngành công nghiệp ô tô trị giá 14 tỷ USD trong ngày 12/12, các nhà sản xuất ô tô Đức lo sợ bị "tụt hậu" đã kêu gọi Chính phủ cứu trợ để vượt qua khó khăn.

Trong buổi trả lời báo chí, Chủ tịch Hiệp hội xe hơi Đức (VDA) Mattias Wissmann đã bày tỏ những quan ngại về khả năng cạnh tranh của các hãng xe Đức với các đối thủ Mỹ như General Motors, Ford và Chrysler, nếu các hãng xe Đức không được Chính phủ hỗ trợ.
Ngoài kêu gọi sự hỗ trợ từ Chính phủ Đức, ông Wissmann cũng kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) tăng khoản vay lãi suất thấp từ 20 tỷ euro lên 40 tỷ euro cho các nhà sản xuất ô tô châu Âu nhằm khuyến khích phát triển các loại xe thân thiện với môi trường.
Lời kêu gọi sự hỗ trợ của ông Wissmann được đưa ra trong bối cảnh ngành công nghiệp ô tô Đức đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Đầu tuần trước Ngân hàng Volkswagen (VW), một công ty con cuả hãng xe VW, thông báo cần sự trợ giúp từ quỹ bảo lãnh trị giá 500 tỷ euro của Chính phủ Đức. Người "khổng lồ" Daimler cũng thông báo sẽ rút ngắn tuần làm việc xuống 4 ngày, thậm chí một số khu vực còn 3 ngày, bắt đầu từ 12/1 cho tới ít nhất 13/3/2009. Trước đó, hãng xe VW có trụ sở ở Wolfsburg thông báo sẽ ngừng sản xuất tại nhà mày ở thành phố này trong 3 tuần, bắt đầu từ 18/12.
Tuy nhiên, khó khăn thực sự lại xuất phát từ các nhà cung cấp phụ tùng ô tô, trong đó có rất nhiều nhà cung cấp trở nên lao đao do thị trường ô tô ảm đạm ở Mỹ. Cũng trong đầu tuần trước, nhà cung cấp phụ tùng ô tô TMD Friction đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản ở Koeln (Đức). Nhà sản xuất lốp Continental trụ sở ở Hamburg đã phải hạ thấp dự báo lợi nhuận và thông báo sẽ không trả lợi tức cho các cổ đông trong năm 2008 hoặc 2009. Tedrive, một nhà cung cấp phụ tùng ô tô khác, cũng đang chuẩn bị các thủ tục xin bảo hộ phá sản. Cho tới nay, đã có 15 nhà cung cấp phụ tùng ô tô nộp đơn xin vay vốn lên bang Nordrhein-Wesfalen thuộc Tây Đức. Bang có ngành công nghiệp ô tô phát triển nhất ở Đức này cũng đã cho các nhà cung cấp phụ tùng ô tô vay 900 triệu euro và luôn sẵn sàng một khoản bảo đảm trị giá 1,1 tỷ euro cho các nhà cung cấp.
Tuy nhiên, không phải tất cả đều hài lòng về việc bảo lãnh ở cả Mỹ và châu Âu. Willie Diez, Giám đốc Viện kinh tế xe hơi cảnh báo rằng "cuộc chạy đua về trợ cấp đã bắt đầu". Ông Diez lo ngại rằng các khoản trợ cấp của chính phủ sẽ ngăn cản ngành công nghiệp ô tô "tiến hành những điều chỉnh cần thiết". Mặc dù thừa nhận sự sụp đổ của ngành công nghiệp ô tô Mỹ sẽ tác động xấu tới các nhà cung cấp Đức, song về lâu dài, ông Diez cho rằng ngành công nghiệp ô tô Đức sẽ đứng vững trở lại.

(Theo Vinanet)

  • Canada công bố gói hỗ trợ ngành ô tô trị giá 2,8 tỉ USD
  • BMW - chân dài, cặp đôi hoàn hảo
  • Người Mỹ "khóc" cho Big 3
  • Rinspeed iChange, mẫu concept có thể biến hình
  • Vụ “mua quan, bán tước” chấn động nước Mỹ
  • Mua ôtô trả góp dễ dàng trở lại
  • Thị trường ôtô sẽ thế nào sau những cú "phanh gấp"?
  • Hạ viện Mỹ thông qua kế hoạch giải cứu ngành ôtô
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container