Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường ô tô Việt Nam: Chỉ 'nhập' không 'sản' không bàn cãi!?

Đa phần các mẫu xe bán tải đang sử dụng tại VN đều được nhập khẩu từ Thái Lan (Xe Ford Ranger 2012 )
Theo đánh giá của hầu hết các chuyên gia lẫn DN thì với thực tế yếu kém của ngành công nghiệp ô tô VN hiện nay việc nhiều liên doanh trong nước chuyển sang nhập khẩu thay vì sản xuất, lắp ráp là điều không cần phải bản cãi.
 
Theo lộ trình cắt giảm thuế quan của khu vực mậu dịch tự do AFTA, đến năm 2018 thuế suất thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc từ các nước khu vực Đông Nam Á vào VN sẽ về mức 0%.

Thời điểm từ nay đến năm 2018 vẫn còn 5 năm nữa, nhưng như đánh giá của hầu hết các chuyên gia lẫn DN thì với thực tế yếu kém của ngành công nghiệp ô tô VN hiện nay việc nhiều liên doanh trong nước chuyển sang nhập khẩu thay vì sản xuất, lắp ráp là điều không cần phải bản cãi. Vấn đề là nhập từ đâu ?

Linh kiện từ Thái Lan

Gần đây dư luận trong ngành ôtô đang đề cập đến việc lượng ôtô nhập khẩu từ Thái Lan tăng vọt và hiện đang dẫn đầu các nước nhập khẩu xe vào VN (Nhập khẩu từ khoảng 10 nước, đứng sau là các nước Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ - xem bảng). Điều này thực sự không quá bất ngờ nếu nhìn vào thực lực của ngành công nghiệp ôtô Thái Lan trong những năm qua với sự đầu tư mạnh mẽ của các hãng ô tô lớn trên thế giới - được mệnh danh là Detroy tại Châu á - Thái Bình Dương. Trong đó đáng chú ý là Toyota và Ford Motor (vừa hoàn thành và dưa vào hoạt động nhà máy lắp ráp mới với tổng vốn đầu tư gần 500 triệu USD).

Đó là xe nhập khẩu. Vậy còn những linh kiện nhập khẩu phục vụ cho việc lắp ráp trong nước ? Điều này phụ thuộc vào các hãng xe, nhưng chủ yếu lấy nguồn linh kiện từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Thái Lan. Trong đó, nguồn linh kiện của những dòng xe, mẫu xe bán chạy nhất trên thị trường chủ yếu  được nhập khẩu từ nhiều nguồn như từ Nhật, Úc và Thái Lan như Toyota Innova, Fortuner, Ford Focus, fiesta… Trên thực tế, rất khó để xác định những linh kiện nào được nhập khẩu nhiều, nhập khẩu chính vì tùy thuộc vào các tính giá trị hay số lượng linh kiện, nhưng rõ ràng nguồn linh kiện từ Thái lan đang chiếm một số lượng không nhỏ trong các mẫu xe mà người tiêu dùng VN đang sử dụng. Việc nhập khẩu linh kiện cũng như xe nguyên chiếc từ Thái lan về VN là điều tất yếu. Bởi nếu xét về thực lực, không chỉ xuất khẩu sang VN mà hầu hết linh kiện và xe nguyên chiếc do Thái Lan sản xuất đều được xuất khẩu (chiếm tới 2/3 tổng sản lượng) và đáng chú ý nhất là những mẫu xe bán tải đang được bán và sử dụng tại VN và nhiều nước trong khu vực, của nhiều hãng đều chủ yếu dược nhập khẩu từ Thái Lan. Nói về xe bán tải thì Thái Lan được mệnh danh là “vua” tại Châu á. Điều này bắt nguồn từ chiến lược phát triển phân khúc chủ đạo này của ngành công nghiệp ôtô của Thái Lan từ lâu, mà một trong những điểm cốt lõi của sự phát triển này là việc khuyến khích sử dụng các dòng xe bán tải.

Ai “ngăn được” nguồn xe từ Thái Lan ?

Lợi thế của Thái Lan hiện nay đã trở thành một thực thể hiện hữu và lợi thế đó lại càng được nhân lên nhiều lần nếu lộ trình cắt giảm thuế quan được áp dụng vào năm 2018 với việc nguồn xe nguyên chiếc cũng như linh kiện từ Thái Lan sẽ ồ ạt về VN. Khi đó, sẽ có những trường hợp nào xẩy ra đối với ngành công nghiệp ôtô VN và ai có thể ngăn cản được nguồn hàng nhập khẩu ồ ạt từ Thái Lan ? Không dễ để xác định, nhưng dự báo nhiều khả năng sẽ xảy ra những trường hợp sau:

Thành công của ngành ôtô Thái Lan nhờ vào việc lựa chọn được mẫu xe chiến lược (xe bán tải).

Thứ nhất, những hãng xe lớn đang có nhà máy sản xuất tại Thái Lan như Toyota, Ford, Nissan… sẽ không tiến hành lắp ráp tất cả những mẫu xe tại VN mà chuyển sang nhập khẩu xe nguyên chiếc. Nếu có duy trì lắp ráp thì giới hạn trong một vài mẫu xe (không đáng kể) và nguồn linh kiện chính, đa phần cũng sẽ nhập khẩu từ Thái Lan. Cơ sở để nói về xu hướng này là việc hầu hết các liên doanh trong nước hiện nay đều vừa tiến hành lắp ráp, vừa nhập khẩu và bán xe. Một vấn đề giúp người tiêu dùng hy vọng là lộ trình này sẽ giúp những mẫu xe nhập khẩu từ Thái Lan có giá rẻ hơn hiện nay.

Thứ hai, trường hợp những liên doanh tại VN mà hãng mẹ có đầu tư nhà máy tại Thái Lan nhưng không lớn, quy mô nhỏ,  chủ yếu sản xuất linh kiên, phụ tùng thì họ vẫn duy trì việc lắp ráp trong nước nhưng nguồn linh kiện chủ yếu được nhập khẩu từ Thái Lan.

Thứ ba, là trường hợp các DN, liên doanh trong nước hiện nay mà hãng mẹ không có nhà máy tại Thái Lan hoặc một vài nước trong khu vực Đông Nam á thì việc họ phải tiếp tục duy trì lắp ráp là điều tất yếu. Tuy nhiên nguồn linh kiện nhập khẩu để tiến hành lắp ráp cũng sẽ có xuất xứ chủ yếu từ Hàn Quốc và Trung Quốc. Đây cũng chính là đối tượng có nhiều khả năng nhất để hạn chế nguồn xe nguyên chiếc cũng như linh kiện nhập khẩu từ Thái Lan. Tuy nhiên, nếu xem xét một cách cụ thể thì hiện nay chỉ duy nhất một DN sản xuất, lắp ráp ôtô có khả năng thực hiện được điều đó. Đó là Cty ôtô Trường Hải với việc sản xuất động cơ Hyundai tại VN. Khi lộ trình cắt giảm thuế quan năm 2018 có hiệu lực thì lợi thế không chỉ nghiêng về những hãng ôtô có đầu tư lớn tại Thái Lan (nhập khẩu xe nguyên chiếc và linh kiện phụ tùng với thuế suất rẻ) mà bản thân Trường Hải cũng có lợi thế lớn khi có được điều kiện rất tốt để chiếm lĩnh thị trường Đông Nam á (Có thể xuất khẩu động cơ Hyundai và xe nguyên chiếc vào Thái Lan và các nước Đông Nam á). Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay điều này vẫn chỉ là trên lý thuyết, còn thực tế thì nguồn xe nhập khẩu cũng như linh kiện phụ tùng ôtô từ Thái Lan đang và sẽ tiếp tục chiếm lĩnh thị trường VN.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Thị trường ô tô Việt Nam: Chỉ 'nhập' không 'sản' không bàn cãi!?
  • Thị trường ôtô bắt đầu đón nắng ấm?
  • Phá vòng luẩn quẩn của công nghiệp ôtô Việt Nam
  • Ôtô tồn kho cả chục ngàn chiếc
  • Phát triển công nghiệp ôtô: Còn gì để mơ mộng?
  • Phát triển CN ô tô: Đả nhau như chưởng Kim Dung
  • Công nghiệp xe máy: Hy vọng ở thị trường nước ngoài?
  • Công nghiệp ô tô Việt đuổi theo 'giấc mơ'
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container