Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Công nghiệp xe máy: Hy vọng ở thị trường nước ngoài?

Nhập cuộc 10 năm, ngành công nghiệp xe máy Việt Nam, sau hai cuộc khủng hoảng kinh tế và giờ đang lâm vào tình trạng hết sức khó khăn.

 

Gỡ khó cho doanh nghiệp xe máy không chỉ cứu một ngành mà rộng hơn là cứu cả lĩnh vực công nghiệp phụ trợ

Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang đánh giá: “Ngành xe máy thành công nhất trong mục tiêu nội địa hóa ô tô xe máy của Việt Nam. Dù đi sau Trung Quốc và Thái Lan rất nhiều nhưng sau chỉ một thời gian ngắn, sản xuất xe máy tại Việt Nam đã đạt tỷ lệ nội địa hóa cao”.

Theo Hiệp hội Ô tô, xe máy, xe đạp Việt Nam (VAMOBA), đỉnh cao của công nghiệp xe máy nội địa là năm 2000, 60 doanh nghiệp với sản lượng 2 triệu xe, nắm 80% thị trường. Thế nhưng đến nay, chỉ còn chưa tới 10 doanh nghiệp xe máy nội địa và sản lượng chỉ quanh mức 50.000 xe/năm. Trong khi nhu cầu xe máy tại thị trường Việt Nam tăng đều 10%/năm, nhưng thị phần của DN vốn trong nước lại giảm từ 80% năm 2000 xuống còn 15% năm 2010.

Thừa nhận thất bại này, ông Phạm Cường- Chủ tịch VAMOBA- cho biết, trong khi các hãng xe FDI liên tục mở rộng kênh phân phối, thay đổi mẫu mã hàng năm, dịch vụ hậu mãi chuyên nghiệp, chiến lược phát triển bài bản, liên kết với các nhà cung cấp và đại lý nhưng doanh nghiệp nội lại giậm chân tại chỗ.

“Nhu cầu sử dụng xe thương hiệu và chất lượng ngày một tăng nhưng xe máy trong nước không có kiểu dáng khác biệt, chủ yếu là xe nhái, thương hiệu không rõ ràng. Bên cạnh đó, đầu tư cho thương hiệu, công nghệ và sản xuất thấp và thiếu hỗ trợ từ các cơ quan chức năng, bản thân các doanh nghiệp thiếu mối liên kết dẫn đến đánh mất thị trường”- ông Cường nói.

VAMOBA lo ngại, doanh nghiệp nội địa có thể bị “bật” khỏi ngành công nghiệp xe máy, nhường toàn bộ thị trường cho doanh nghiệp nước ngoài. Điều đó có nghĩa Việt Nam sẽ không còn thương hiệu xe máy bản địa và hậu quả lớn hơn là nhà cung cấp trong nước không phát triển được, công nghiệp phụ trợ và cơ khí chế tạo vì thế cũng mất đi. Ngành công nghiệp xe máy hiện chưa thấy một tia hy vọng phát triển nào trong tương lai.

Để trở lại thời hoàng kim

VAMOBA đã có nhiều kiến nghị Chính phủ và các Bộ: Tài chính, Công Thương, Khoa học và Công nghệ nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp như xóa tiền phạt nợ thuế, hỗ trợ lãi suất ngân hàng, khoanh nợ, giãn nợ và hỗ trợ xúc tiến thương mại, phát triển công nghệ.

Ông Lê Tuân- Giám đốc Công ty sản xuất và thương mại LeGroup bày tỏ: “Khó khăn nhất là vốn ngân hàng. Khi gặp khó, doanh nghiệp muốn đổi mới công nghệ để phát triển nhưng ngân hàng lại quay lưng”.

Ông Tuân cho biết thêm, cơ hội cho doanh nghiệp cơ khí và sản xuất phụ tùng xe máy Việt Nam ở thị trường châu Âu và châu Phi rất lớn. Nhưng để hiện thực hóa cơ hội, doanh nghiệp trong lúc khó khăn này rất cần hỗ trợ khảo sát thị trường, xúc tiến thương mại.

Ông Phạm Cường cho rằng, doanh nghiệp cần được hỗ trợ lãi suất và vốn ưu đãi dành cho phát triển công nghệ. Theo ông Cường, mặc dù thất thế tại thị trường nội địa nhưng xe máy Việt Nam lại được ưa chuộng ở một số thị trường nước ngoài.

Do đó, hỗ trợ đẩy mạnh xúc tiến thương mại ra thị trường nước ngoài, nhất là Đông Nam Á, Nam Mỹ, và châu Phi sẽ mở lối ra cho doanh nghiệp xe máy nội địa. Ngoài ra, VAMOBA kiến nghị hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu đầu tư, chuyển giao công nghệ gốc.

Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp do sản phẩm tiêu thụ chậm, Thứ trưởng Lê Dương Quang cho biết, Bộ Công Thương sẽ có văn bản gửi Bộ Tài chính đề nghị dãn thời gian trả nợ và nộp thuế, đề nghị ngân hàng trên cơ sở thực tế kinh doanh của doanh nghiệp giảm lãi suất vay.

Về lâu dài, xe máy vẫn là phương tiện quan trọng với người dân, nhất là nông thôn và nhu cầu này vẫn cần được đáp ứng. Liên quan vấn đề này, Bộ Công Thương sẽ đề nghị Bộ Giao thông Vận tải có lộ trình hạn chế xe cũ.

Thứ trưởng Lê Dương Quang nhấn mạnh: “Cơ chế, chính sách tốt rất cần cho doanh nghiệp, tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần chủ động trong sản xuất - kinh doanh. Khả năng liên kết của doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế, chưa có tư duy liên kết với đối tác để cùng nghiên cứu, phát triển công nghệ. Đây là hướng cần thúc đẩy để mở đường phát triển trong thời gian tới”.

Theo Duy Minh

BaoCongThuong

  • Công nghiệp ô tô Việt đuổi theo 'giấc mơ'
  • Sẽ còn bao nhiêu đại gia ôtô ngoại “đậu” lại Việt Nam?
  • Audi mua lại Ducati: Thương vụ không vì tiền
  • Việt Nam: Công nghiệp ôtô bị đo ván
  • Renault Latitude ghi điểm bằng tiện nghi
  • Ôtô thuần Việt: Làm dễ, cạnh tranh khó
  • Cơ hội cuối cùng cho ngành công nghiệp ôtô ?
  • Công nghiệp ôtô VN: Thiếu lời giải
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container