Mới đây, Toà án tối cao của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã ra phán quyết khẳng định biện pháp mà Trung Quốc áp dụng với phụ tùng ô tô nhập khẩu là vi phạm các quy định của WTO.
Như vậy, Tòa phúc thẩm của WTO đã ủng hộ quyết định của hội thẩm đoàn hồi tháng 7/08 là đứng về phía nguyên đơn gồm Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Canađa.
Tuy nhiên, tòa phúc thẩm cũng bác bỏ một phần trong phán quyết hồi tháng 7/08 của ban hội thẩm cho rằng mức thuế mà Trung Quốc áp dụng đối với phụ tùng ô tô vi phạm các cam kết của nước này khi gia nhập WTO.
Trung Quốc coi các phụ tùng ô tô là xe nguyên chiếc nếu các phụ tùng này chiếm từ 60% trở lên giá trị của chiếc xe hoàn chỉnh và phải chịu mức thuế cao hơn 15%. Biện pháp này nhằm tránh để các công ty nhập xe nguyên chiếc dưới dạng phụ tùng nhằm trốn thuế. Hiện Trung Quốc đánh thuế 25% đối với xe nguyên chiếc, trong khi mức thuế với phụ tùng ô tô chỉ là 10%. Trong khi đó, Mỹ, EU và Canađa cho rằng biện pháp đánh thuế trên của Trung Quốc ngăn cản việc sử dụng phụ tùng nhập khẩu để lắp ráp xe trong nước và vi phạm quy định của WTO.
Hồi tháng 7/08, ban hội thẩm của WTO ra phán quyết rằng biện pháp trên của Trung Quốc trái với các quy định của WTO và những cam kết của nước này khi gia nhập WTO. Tháng 9/08, Trung Quốc kháng án lên Toà phúc thẩm của WTO. Hiện Trung Quốc sẽ có một khoảng thời gian hợp lý để chỉnh sửa biện pháp của mình phù hợp với các quy định của WTO. Khoảng thời gian này được xác định qua đàm phán hoặc do cơ quan trọng tài quyết định.
Quan chức phụ trách thương mại của châu Âu, Catherine Ashton hoan nghênh phán quyết của WTO và cho rằng Trung Quốc cần chấm dứt chính sách phân biệt đối xử và đảm bảo một sân chơi bình đẳng trong lĩnh vực ô tô. Đại diện thương mại Mỹ Susan Schwab cũng kêu gọi Trung Quốc tuân thủ phán quyết trên.
Với những người chủ ý mua xe ga cao cấp thì yếu tố đem ra so sánh giữa những sản phẩm của các hãng khác nhau không phải là giá cả, mà là thỏa mãn nhu cầu.
Sản xuất ô tô và phụ tùng ô tô sẽ là một trong sáu ngành công nghiệp ưu tiên trong chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trong thời gian tới mà Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt.
Nhiều doanh nghiệp kinh doanh cà phê xuất khẩu đang có nguy cơ phá sản vì nợ nần và không có khả năng trả nợ. Theo nhiều chuyên gia trong ngành, tình hình này là do gần 4 năm qua các doanh nghiệp ngành cà phê đã chịu mức lãi suất cho vay khá cao cộng với những rủi ro của thị trường cà phê xuất khẩu biến động bất thường.
Đạt tỷ lệ phiếu thuận 85%, Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội vừa chính thức thông qua tờ trình của UBND thành phố về việc ban hành một số quy định thu phí, lệ phí trên địa bàn.
Ngày 15/12, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã yêu cầu chính phủ nhanh chóng thông qua phương án cứu trợ ngành công nghiệp ô tô đang rơi vào tình cảnh khốn đốn.
Trong bối cảnh nền công nghiệp ô tô toàn cầu thê thảm, bộ phận chuyên về dòng xe BMW M vẫn tiếp tục tăng trưởng và có năm kinh doanh thành công nhất trong hơn 30 năm qua.
Vấn đề nhập khẩu xe ôtô tải VAN lâu nay vẫn gây ra nhiều tranh cãi. Song, từ năm 2007, nhằm hướng dẫn các cục hải quan địa phương thu thuế đối với loại xe đặc thù này, Bộ Tài chính đã có văn bản khẳng định "Việc xác định loại phương tiện (xe ôtô tải VAN hay xe ôtô chở người) do Bộ GTVT (Cục Đăng kiểm VN) thực hiện".
Hiện nay, nhiều loại ô tô đang giảm giá mạnh. Thế nhưng, các DN ôtô dự báo, năm 2009 giá xe sẽ tăng lên, trong khi sức mua suy giảm rõ rệt, điều này sẽ đẩy thị trường ôtô Việt Nam rơi vào cảnh hắt hiu, ảm đạm. Tiêu thụ giảm, giá xe tăng
Bộ trưởng Công nghiệp Canađa Tony Clement cho biết, chính phủ nước này đã chấp thuận chi 2,8 tỷ USD để cứu trợ ngành công nghiệp ôtô trong nước, một khi Nhà Trắng thông qua kế hoạch giải cứu các nhà sản xuất ô tô Mỹ trị giá 14 tỷ USD.
Chủ tịch tập đoàn ôtô Volkswagen (VW), Martin Winterkorn, dự đoán rằng năm 2009, doanh số bán ôtô trên thế giới sẽ giảm tới 20% và ngành công nghiệp này sẽ phải trải qua những thay đổi lớn.
Các liên doanh ôtô trong nước đang vận dụng mọi cách như giảm giá, tặng quà để kéo khách hàng đến đại lý bởi chỉ còn hơn một tháng nữa là đến Tết nguyên đán.
Bộ ba "đại gia" ngành ôtô Mỹ - gồm GM, Chrysler và Ford - lại phải tiếp tục đối mặt với viễn cảnh tồi tệ, sau khi Thượng viện nước này phủ quyết gói cứu trợ trị giá 14 tỷ USD.