Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng
Phát triển thị trường quốc tế đối với mặt hàng quà tặng và trang trí nội thất (11)

5.3 Các điều khoản bán hàng

5.3     Các điều khoản bán hàng

Trong bất kỳ hợp đồng bán hàng nào, điều quan trọng nhất là phải có sự thống nhất giữa người mua và người bán về điều kiện giao hàng. Sự nhầm lẫn về các điều kiện này sẽ dẫn đến việc bán hàng thất bại hoặc bị lỗ. Vì lí do đó, bạn cần phải tìm hiểu kỹ tất cả các điều kiện giao hàng trước khi chuẩn bị một bản báo giá hoặc hóa đơn chiếu lệ. Danh mục các điều kiện giao hàng và những khái niệm liên quan được liệt kê rất đầy đủ trong cuốn INCOTERMS 2000. Theo đó, điều kiện giao hàng được chia thành bốn nhóm chính: nhóm E (EXW, “giao tại xưởng”, trước đây được gọi là “giao tại nhà máy”), nhóm F (bao gồm FCA, FAS, FOB), nhóm C (bao gồm CFR, CIF, CPT, CIP) và nhóm D (bao gồm DAF, DES, DEQ, DDU, DDP). Tham khảo bảng dưới đây để hiểu rõ điểm phân chia trách nhiệm và chi phí giữa người mua và người bán: 4


Nhóm E chỉ có một điều kiện giao hàng là EXW, trước đây được gọi là “giao tại nhà máy”. Nhóm thứ hai (nhóm F) mô tả trách nhiệm của người bán là giao hàng cho người vận chuyển qua lan can tàu do người mua chỉ định mà không phải chịu mọi rủi ro và chi phí đối với hàng hóa kể từ đó. Nhóm thứ ba (nhóm C) bao gồm các điều kiện trong đó qui định trách nhiệm của người bán là phải chịu một số chi phí cho đến hết chặng vận chuyển chính, đây là điểm quan trọng cần lưu ý trong hợp đồng mua bán: có nghĩa là theo nhóm điều kiện này sẽ có sự chuyển giao rủi ro và chi phí từ người bán sang người mua. Nhóm thứ tư (nhóm D) bao gồm các điều kiện giao hàng qui định người bán phải có trách nhiệm vận chuyển hàng hóa tới một địa điểm đến qui định.

Theo tập quán thương mại Việt Nam hiện nay, hai điều kiện được sử dụng nhiều nhất là FOB (cảng xếp hàng) và CIF (cảng dỡ hàng). Xét điều kiện FOB (giao hàng qua lan can tàu) tại cảng xuất khẩu được chỉ định, giá bán bạn chào cho người nhập khẩu bao gồm tất cả các chi phí cho tới khi giao hàng lên tàu biển nước ngoài. Xét điều kiện CIF, giá hàng bao gồm cả tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí vận tải và tất cả các phụ phí khác cho tới khi hàng dỡ khỏi tàu. Bạn nên sử dụng điều kiện CIF bất cứ khi nào có thể bởi vì CIF được thừa nhận trong các hoạt động mua bán quốc tế. Điều kiện này sẽ giúp người nhập khẩu nước ngoài thấy rõ tất cả các chi phí để hàng đến được cảng đích nằm trong hoặc nằm gần quốc gia qui định.

Đối với những khách hàng mới, bạn phải luôn liệt kê rõ ràng các khoản mục khi báo giá. Ví dụ, giá chào bán "EXW Ha Tay" sẽ chẳng có ý nghĩa gì đối với những nhà nhập khẩu nước ngoài vì họ sẽ không xác định được chi phí để hàng cập cảng cũng như tổng chi phí để hàng được chuyển đến kho của họ. Vì thế, họ có thể lưỡng lự khi đặt hàng với mức giá không rõ ràng như vậy.


4  Tham khảo thêm cuốn “Hướng dẫn xuất khẩu sản phẩm gỗ nguyên thanh” của Bộ Nông nghiệp Mỹ

( Nguồn: VIETRADE/ITC/WTO/UNCTAD )

Bài thuộc chuyên đề: Phát triển thị trường quốc tế đối với mặt hàng quà tặng và trang trí nội thất

  • Thị trường nội thất trong nước: Có kịp nắm lấy cơ hội?
  • Hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu sản xuất cầm chừng
  • Nghĩ khác về gốm
  • Quê hương trong đá
  • Giải pháp phát triển ngành mây, tre Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container