Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Quê hương trong đá

Từ sản phẩm thiên nhiên của quê hương thành sản phẩm phẩm kinh doanh, Bình Định Stone là một trong những doanh nghiệp tiên phong mang lại vẻ đẹp cho đá granite.

Quê hương Bình Định, nơi Giám đốc Cty TNHH MTV đá granite Bình Định (Bình Định Stone) Nguyễn Hùng Vĩnh sinh ra và lớn lên được biết đến là một tỉnh đứng đầu trong cả nước về sản xuất đá granite (đá hoa cương) nhờ sở hữu nhiều mỏ quý hiếm mà những địa phương khác không có. Và anh đã tận dụng lợi thế này, đưa sản phẩm quê hương tới các địa phương và cả nước ngoài.

Tạo dựng thương hiệu trên đất Bắc

Trước những năm 2000, Hà Nội đã có nhiều công trình sử dụng các sản phẩm đá Bình Định nhưng nguồn cung chưa thuận tiện. Nhiều khách hàng, là các chủ đầu tư xây dựng hay nhà thầu thi công phải vào tận miền đất võ lựa chọn và đặt mua sản phẩm. Năm 2001, sau khi kết thúc cung ứng (thông qua trung gian) với khối lượng lớn cho công trình Tràng Tiền Plaza, Nguyễn Hùng Vĩnh quyết định đưa thương hiệu đá granite Bình Định tiến ra Bắc. Anh cho rằng, đây là cơ hội để giới thiệu, nhất là giới làm nghề xây dựng biết đến sản phẩm của quê hương anh. Hơn nữa, qua tìm hiểu, anh nhận thấy thị trường miền Bắc có nhiều cơ hội cho kinh doanh loại sản phẩm này do nhu cầu phát triển các địa ốc, nhà ở cao cấp đang tăng. Vì vậy, anh đã thành lập Cty TNHH MTV đá granite Bình Định, có giấy phép đăng ký kinh doanh tại Hà Nội.

 
Khách sạn Silk Path là công trình ốp đá tự nhiên do Bình Định Stone cung cấp

Giám đốc Nguyễn Hùng Vĩnh tâm sự: Lúc đầu khi tiếp cận thị trường ngoài này, anh phải dành khá nhiều thời gian để tìm hiểu tâm lý cũng như gu thẩm mỹ của người miền Bắc. Tuy nhiên khó khăn lớn nhất của một ông chủ DN kinh doanh tại nơi “đất khách quê người” lúc mới khởi nghiệp lại là quan hệ bạn hàng để phát triển sản phẩm. Giám đốc Nguyễn Hùng Vĩnh phải mất 2 năm để tìm hiểu, thâm nhập thị trường và nhờ sự giúp đỡ từ chính những người miền Bắc.

Đến giờ đã qua năm thứ 10 có mặt tại thị trường Hà Nội, Cty đang ổn định được bộ máy hoạt động với nhiều lao động lành nghề, chủ yếu người Bình Định. Họ nắm rõ thế mạnh của sản phẩm quê hương để rồi tư vấn và trực tiếp thi công nhiều công trình. Họ cũng là những con người yêu nghề, biết chịu khó, chịu khổ cùng giám đốc lăn lộn đưa đá granite Bình Định trở thành thương hiệu nổi tiếng trên đất Bắc.

Tô đẹp sản phẩm quê nhà

Bình Định Stone có mặt tại Hà Nội đã phần nào giúp người miền Bắc hiểu rõ hơn về công dụng của đá granite Bình Định, loại sản phẩm không những đẹp, bền, chống thấm và rất mỹ quan. Nhiều công trình ốp lát đá Bình Định không bị bạc màu mà ngày càng bóng đẹp thêm khi nắng mưa dội vào. Anh Nguyễn Hùng Vĩnh tâm sự: “Đá là món quà thiên nhiên ban tặng nên nó mang một vẻ đẹp tự nhiên. Để tránh lãng phí nguồn tài nguyên và muốn cho sản phẩm đẹp hơn, sử dụng được theo ý tưởng của con người thì nó cần được gia công, trau chuốt”.

Vì vậy, anh quyết tâm xây dựng một nhà máy sản xuất đặt tại quê nhà, trong khu công nghiệp Phú Tài, thành phố Quy Nhơn. Nhà máy chuyên gia công, sản xuất các chủng loại khi được khai thác từ mỏ về. Tại Hà Nội, Cty đã đầu tư một showroom trưng bày khoảng 20 loại sản phẩm đá với các màu sắc khác nhau, gồm cả nhập khẩu để giới thiệu tới đông đảo khách hàng. Ngoài ra, Cty có một xưởng sản xuất tại đường Trường Chinh và đang mở rộng thêm nhà xưởng khác nằm trên đường Giải Phóng. Niềm tự hào là người con của vùng đất có loại đá tự nhiên quý hiếm khiến cho Nguyễn Hùng Vĩnh luôn khao khát giấc mơ trở thành người tô đẹp thêm cho sản phẩm quê nhà. Không dừng lại ở những gì đã có, anh đang đầu tư một nhà máy sản xuất đá tự nhiên tại tỉnh Ninh Bình, dự kiến khởi công xây dựng năm 2012. Một nhà máy khác cũng tại miền Bắc chuyên về sản xuất đá nhân tạo cũng đang được công ty ấp ủ sẽ triển khai sau năm 2013.

Một thập kỷ qua, sản phẩm đá tự nhiên của Bình Định Stone đã được lựa chọn dùng cho nhiều công trình trong và ngoài nước. Cty đã góp phần mang lại vẻ đẹp cho nhiều công trình lớn ở Hà Nội và nhiều tỉnh thành khu vực miền Bắc như: tòa nhà TCty Viglacera, tòa nhà Plaschem Plaza – Long Biên, tòa nhà Dầu khí, tòa nhà CEO, … ở Hà Nội; hay tòa nhà Bitis (Lào Cai), Tỉnh ủy Quảng Ninh… Không chỉ cung ứng cho thị trường nội địa, Cty đã xuất khẩu sang thị trường một số nước châu Âu, Á... Cty sẽ tiếp tục chế tạo nhiều sản phẩm chất lượng cao, cùng khách hàng làm nên những tuyệt phẩm kiến trúc từ đá.

(Theo Thanh Hương // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Thị trường nội thất trong nước: Có kịp nắm lấy cơ hội?
  • Hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu sản xuất cầm chừng
  • Nghĩ khác về gốm
  • Giải pháp phát triển ngành mây, tre Việt Nam
  • Tăng chuỗi giá trị cho hàng thủ công mỹ nghệ
  • Hàng mây tre chưa xứng với tiềm năng
  • Năm 2010, xuất khẩu thủ công mỹ nghệ tăng 170%
  • Gốm sứ Việt Nam đối mặt với cạnh tranh toàn cầu (11/10/2010)
  • Nâng sức cạnh tranh cho sản phẩm gốm đỏ xuất khẩu
  • Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ: Gặp khó vì "ăn xổi"
  • Hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu: Lao đao vì giá đặt hàng thấp
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container