Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nói và làm: 'Chữa cháy' cho nông dân

Chuyện thịt lợn, con cá, gia cầm hôm nay rồi cũng sẽ qua nhưng liệu sau lần này chúng ta có khắc phục được những hạn chế đã nhiều lần lặp đi, lặp lại?

Chuyện thịt lợn, con cá, gia cầm hôm nay rồi cũng sẽ qua nhưng liệu sau lần này chúng ta có khắc phục được những hạn chế đã nhiều lần lặp đi, lặp lại?

Khu vực nông nghiệp và nông thôn đang đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn, khiến người nông dân vốn đã vất vả lại càng thêm khốn khó. Điều này lại thêm một lần nhắc nhở rằng cần phải có thêm nhiều chính sách để bảo vệ và hỗ trợ người nông dân chứ không thể tiếp tục kiểu "chữa cháy".

Đến cuối tuần qua, đại diện Bộ NN&PTNT mới chính thức có ý kiến về việc thịt lợn nhiễm độc từ hóa chất "siêu tạo nạc". Theo đó, cơ quản lý đã khẳng định nhứng phát hiện vừa qua chỉ là cá biệt, không có chuyện thịt lợn bị nhiễm đôc tràn lan và người dân không nên quá lo lắng và "tẩy chay" thịt lợn.

Tuy nhiên, phát ngôn chính thức này dường như đưa ra quá muộn khi những việc này đã diễn ra gần 10 ngày, đẩy người dân sống trong bao lo âu. Cho đến khi cơ quan quản lý lên tiếng thì đã có rất nhiều thiệt hại xảy ra khi người tiêu dùng tẩy chay thịt lợn, giá thịt xuống thấp, khó bán, nước ngoài cấm nhập khẩu thịt lợn Việt Nam. Cuối cùng, tất cả đổ dồn xuống người chăn nuôi khi thua lỗ và nợ nần đè nặng.

Tuy nhiên, sự việc trên không phải là sự chậm trễ duy nhất và đáng nói nhất của cơ quan quản lý trong lĩnh vực nông nghiệp nếu biết răng, việc sử dụng hóa chất cấm trong chăn nuôi, không chấp hành đúng các quy định thú ý là một thực tế tồn tại từ lâu và không khó khăn gì để nhận ra.

Đáng nói hơn là cách đây 10 năm, Bộ NN&PTNT đã ban hành danh mục các chất cấm dùng trong chăn nuôi trong đó có chất "siêu nạc". Quy định ban hành nhưng do sự buông lỏng quản lý, không quyết liệt trong dẹp bỏ và có vẻ như thực tế sử dụng hóa chất cấm trong chăn nuôi, dù được cảnh báo nhiều lần qua công luận, nhà nhập khẩu nhưng vẫn chỉ là "biết rồi khổ lắm, nói mãi".

Và điều gì đến đã đến. Chỉ đến khi cơ sự xảy ra chúng ta mới lo chữa cháy. Nhưng kiểu "chữa cháy" này cũng đã lặp đi,lặp lại nhiều lần khi liên tục các các nghi vấn về rau quả, thực phẩm, thủy sản... bị nhiễm độc. Tệ hơn là khi dịch bệnh tràn lan thì cơ quan chức năng mới có đôi lời trấn an chậm trễ và qua loa.

Trong khi người nuôi lợn đang điêu đứng với "chất siêu nạc" thì dân nuôi cá Đồng bằng Sông Cửu Long lại khốn đốn với cảnh bị các "đại gia" thủy sản nợ chây ì không chịu trả. Khi mua bán thì có hợp đồng, nhưng khi vỡ nợ thì bản hợp đồng đó chẳng khác nào mớ giấy lộn vì thiếu những điều khoản để ràng buộc trách nhiệm DN và bảo vệ người nông dân.

Đại gia thủy sản vỡ nợ nhưng vẫn còn tài sản ngàn tỷ phòng thân, còn người nuôi cá bị đại gia "xù tiền" thì khốn đốn vì món nợ ngân hàng tiền tỷ và rơi cảnh túng quẫn, khó khăn. Người nuôi cá không thể ngờ rằng, bán cá có hợp đồng tiền tỷ theo hợp đồng mà vẫn trắng tay.

Thực ra, chuyện nông dân nuôi cá bị ép giá, nợ tiền, o ép tiêu chuẩn đã xảy ra từ lâu và gần như không năm nào không có chuyện. Thế nhưng dường như chưa báo giờ các địa phương, cơ quan quản lý hay các hiệp hội đại diện nghĩ đến việc xây dựng một cơ chế hay đứng ra giám sát, bảo trợ cho những người nông dân non kém kiến thức trước những mánh lới của tiểu thương và doanh nghiệp già đời. Chỉ đến khi mọi việc đổ vỡ, mới lại sốt sắng vào cuộc, tìm cách hỗ trợ mà cũng chỉ cốt cho bức xúc tạm lắng chứ tiền thì còn lâu nông dân mới được trả.

Nuôi lợn gặp nạn, nuôi cá bị lừa nhưng người nuôi gà, vịt đâu có vui gì khi dịch cúm đang bùng phát trở lại. Thực chất, nạn dịch cúm gia cầm đâu còn mới ở Việt Nam thế nhưng đầu năm nay khi tình hình dịch bệnh đột ngột trở nên trầm trọng hơn thì người ta mới giật mình, lo chạy ứng phó. Và có vẻ như sau thời gian tạm yên, các địa phương và cơ chuyên ngành đã quá lơ là đến khi dịch bùng phát mới lúng túng trước virus mang nhiều độc lực mới.

Thuốc thì thiếu còn công tác phòng chống được nhận xét là có nhiều chủ quan.

Những câu chuyện như trên không phải là hiếm đối với ngành nông nghiệp Việt Nam. Và mỗi lần xảy ra thì người nông dân lại phải gánh chịu rất nhiều thiệt hại. Liên tiếp những rủi ro dồn dâp, khiến cho nông dân đã vất vả lại càng khó khăn. Sức đã yếu, người nông dân càng thêm khó chống đỡ trước những biến động bất ngờ. Khó lại càng thêm khó.

Nông nghiệp Việt Nam dù dang giảm dần tỷ lệ đóng góp trong nền kinh tế quốc dân nhưng không thể phủ nhận được vai trò quan trọng của nó trên cả phương diện giá trị kinh tế và đảm bảo an sinh.

Nền nông nghiệp Việt Nam vẫn là nơi đóng góp kim ngạch xuất khẩu lớn cho cả nước với những mặt hàng tỷ USD, tạo nên thế mạnh của Việt Nam trên thị trường thế giới. Đặc biệt, trong những năm qua, xuất khẩu nông nghiệp đã tăng trưởng mạnh, đóng góp lớn đảm bảo sự tăng trưởng chung cho xuất khẩu và kinh tế cả nước. Hơn thế, khi kinh tế khó khăn, vị thế của nông nghiệp càng được khẳng định là một bệ đỡ vững vàng cho kinh tế nước nhà.

Khu vực nông nghiệp và nông thôn cũng đang là nơi sống của hàng chục triệu nông dân, chiếm phần lớn dân số của Việt Nam. Sự tăng trưởng và ổn định của nông nghiệp thực sự đóng vai trò quan trọng để đảm bảo an sinh xã hội cho cả nước.

Suy cho cùng, lo cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân chính là cách hữu hiệu nhất để giữ vững được tăng trưởng trong khó khăn, đảm bảo an sinh, tạo ra nền tảng phát triển bền vững. Chính vì điều đó mà Chính phủ đã có rất nhiều chương trình lớn để đầu tư và phát triển khu vực này.

Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, việc phát triển nông nghiệp, đầu tư cho nông thôn, chăm lo cho nông dân vẫn còn chưa được như ý muốn. Những mục tiêu phát triển bền vững vẫn chưa thành hiện thực và trở thành nỗi trăn trở lớn.

Liệu những nỗi lo đó, niềm trăn trở đó có sớm được xóa bỏ khi cách thực thi quản lý, phát triển vẫn còn buông lỏng và theo kiểu chữa cháy như trên? Chuyện thịt lợn, con cá, gia cầm hôm nay rồi cũng sẽ qua nhưng liệu sau lần này chúng ta có khắc phục được những hạn chế đã nhiều lần lặp đi, lặp lại?

(Theo VEF)

  • Ngành sữa tăng trưởng cao
  • Gạo Việt đang bị ép giá
  • Thành “sản phẩm dinh dưỡng”, sữa tha hồ tăng giá
  • Thị trường “ngả nghiêng” vì rượu rởm
  • Bi kịch đường và muối: Sắp hết thời 'tự sướng'
  • Nước mắm truyền thống mất dần vị thế
  • Sữa nội: Khi nào cung đủ cầu?
  • Ở Mộc Châu, sữa bò sạch ngay từ nhà
  • Nhiều sức ép gây tăng giá
  • Việt Nam sẽ có hàng loạt biện pháp chống lạm dụng rượu, bia
  • Ngành sữa tìm “chỗ đứng” trong thời kỳ hội nhập
  • Tạo thế bền vững cho ngành sữa Việt Nam
  • Hội nhập kinh tế quốc tế - Những cơ hội và thách thức với sự phát triển của ngành sữa Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container