Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp thực phẩm “kêu cứu”

picture
Ước tính cả vụ, sản lượng mía ép đạt 14.742.541 tấn, sản lượng đường thành phẩm là 1.373.601 tấn.

Theo khẳng định của Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản lượng đường niên vụ 2012 vào khoảng 1,4 triệu tấn sẽ không thiếu đường, thậm chí còn thừa. Tại sao hàng loạt các công ty thực phẩm, sữa, nước ngọt lại đồng loạt gửi đơn “kêu cứu” vì không thể mua được đường, dù giá đường trong nước cao hơn 40% so với giá của một số nước?

Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) cho biết, đến thời điểm này, tất cả các nhà máy đường đã kết thúc vụ ép mía 2011-2012. Ước tính cả vụ, sản lượng mía ép đạt 14.742.541 tấn, sản lượng đường thành phẩm là 1.373.601 tấn. Đến ngày 2/7, các doanh nghiệp còn tồn kho 314.600 tấn đường.

Cũng theo VSSA, dù đường trong nước đang tồn nhiều nhưng đường lậu từ Thái Lan vẫn tiếp tục vào nước ta. Giá đường nhập lậu rẻ hơn nhiều so với giá đường trong nước. Ngày 2/7, giá đường nhập lậu ở Tp.HCM là 16.000 đồng/kg, giá đường trong nước loại tinh luyện là 17.700-18.900 đồng/kg, đường vàng 16.800 đồng/kg, đường kính trắng 16.700-17.000 đồng/kg.

Tại Hà Nội, đường tinh luyện 17.800-18.100 đồng/kg, đường vàng 16.450-16.500 đồng/kg và đường kính trắng 17.400-17.700 đồng/kg. Trong những tháng qua, lượng tiêu thụ chỉ ở mức bình quân 80.000-90.000 tấn/tháng. Do đó, với lượng tồn kho cộng với nhập lậu, không chỉ tháng 7 mà cả trong những tháng tới, nguồn cung đường đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ. Thế nhưng, theo nhiều doanh nghiệp sử dụng đường, giá đường trong nước cao hơn nhiều so với giá thế giới, nhưng vẫn khó mua.

Theo nhiều doanh nghiệp, thị trường đang bị thao túng khiến một số nhà máy phải tạm thời dừng một số dây chuyền sản xuất do thiếu nguyên liệu. Thiếu nguyên liệu sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới kế hoạch sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là cho mùa cao điểm Tết Trung thu.

Một số doanh nghiệp đã có văn bản gửi các Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, VSSA để tăng cung thị trường đường, nhưng đến nay vẫn chưa nhận được hồi âm.

Chủ tịch VSSA Nguyễn Thành Long cho rằng, những thắc mắc của các doanh nghiệp chỉ mong được nhập khẩu đường với giá rẻ hơn giá đường nội địa. Hiện nay, giá đường RE do các nhà máy trong nước bán ra từ 18.000-19.000 đồng/kg, đường kính trắng RS khoảng 17.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá đường nhập khẩu khẩu về đến Việt Nam chỉ khoảng trên 15.000 đồng/kg. Nếu là đường nhập khẩu từ ASEAN, chỉ phải tính thuế 5%, thì giá thành chưa tới 16.000 đồng/kg.

Theo Vụ phó Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) Nguyễn Xuân Chiến, số liệu thống kê giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và VSSA vẫn chưa thật sự khớp với nhau. Theo ông Chiến, đến thời điểm này, Bộ Công Thương vẫn chưa nhận được thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và VSSA về việc có hay không thị trường đường đang bị lũng đoạn.

Tuy nhiên, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra thông tin này để có biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất cũng như đảm bảo quyền lợi người nông dân và người tiêu dùng trong nước.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Nam Hải cho biết, sẽ yêu cầu Vụ Thị trường trong nước và Vụ xuất nhập khẩu theo dõi kỹ thông tin về thị trường để giải quyết cấp quota nhập khẩu đường cho hài hòa, giúp bảo vệ sản xuất trong nước và tránh gây khó khăn cho các doanh nghiệp phải nhập khẩu đường theo quota.

Trước đó, Bộ Công Thương đã tổ chức họp giữa doanh nghiệp sản xuất sử dụng đường lớn và các nhà máy đường, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu 5.000 tấn đường trong tổng số 30.000 tấn đã cho xuất khẩu từ đầu năm 2012 theo đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Bộ Công Thương chưa công bố lượng hạn ngạch nhập khẩu năm 2012 (mức tối thiểu là 70.000 tấn) cho đến khi hết vụ sản xuất đường, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho ngành mía đường cũng như ưu tiên sử dụng hàng được sản xuất trong nước, hạn chế nhập siêu.

Hai Bộ cũng đã thống nhất sau khi kết thúc vụ mía đường, dự kiến giữa tháng 7/2012 hai Bộ sẽ họp thống nhất, công bố và phân giao hạn ngạch.

(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)

  • Ngành sữa tăng trưởng cao
  • Gạo Việt đang bị ép giá
  • Thành “sản phẩm dinh dưỡng”, sữa tha hồ tăng giá
  • Thị trường “ngả nghiêng” vì rượu rởm
  • Bi kịch đường và muối: Sắp hết thời 'tự sướng'
  • Nước mắm 'giả' không được ghi là nước mắm
  • Nói và làm: 'Chữa cháy' cho nông dân
  • Nước mắm truyền thống mất dần vị thế
  • Sữa nội: Khi nào cung đủ cầu?
  • Ở Mộc Châu, sữa bò sạch ngay từ nhà
  • Nhiều sức ép gây tăng giá
  • Việt Nam sẽ có hàng loạt biện pháp chống lạm dụng rượu, bia
  • Ngành sữa tìm “chỗ đứng” trong thời kỳ hội nhập
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container