Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường đường thế giới lưỡng lự

Có đến 55% sản lượng mía ở Brazil phục vụ sản xuất ethanol.

Các quỹ đầu tư đang thích chất ngọt của đường sản xuất từ mía hoặc củ cải khi từ tháng 1-2009, họ phát hiện đây là một sản phẩm đầu tư lý tưởng theo xu hướng càng hiếm càng đắt.

Nản chí do giá đường thấp và chính phủ khuyến khích trồng ngũ cốc để đối phó với tình trạng khan hiếm bột, nông dân Ấn Độ đã bỏ cây mía để chuyển sang trồng lúa nhiều hơn. Trong quí 1-2009, giá một cân đường thô ở New York đã tăng từ 12 đến 14 xu đô la Mỹ.

Ấn Độ nhận ra rằng khi can thiệp như vậy, chính phủ đã khiến thị trường đường của nước mình từ chỗ xuất khẩu trở thành nhập khẩu. Trong tháng 2, chính phủ Ấn Độ đã bỏ thuế nhập khẩu đối với đường thô, và trong tháng 4 vừa rồi áp dụng với đường tinh luyện. Nhưng biện pháp này không mang lại hiệu quả mong muốn, vì thông tin khan hiếm đường được khẳng định đã khiến các thị trường bắt đầu mua vào ồ ạt, theo Le Monde.

Ngày 12-5, khi Tổ chức đường quốc tế ISO (International Sugar Organisation) cho biết mức thâm hụt tính đến tháng 9 năm nay không phải là 4,9 triệu mà là 7,8 triệu tấn, ngay lập tức đường tăng lên mức 15,72 xu/cân, tức tăng từ 31 đến 45% chỉ tính từ đầu năm. Một phi vụ đầu tư quá hấp dẫn!

Nhưng thị trường có phản ứng thái quá hoặc liệu lợi nhuận có hấp dẫn như vậy? Cuối tuần qua, giá đường rơi xuống còn 14,95 xu/cân. Trong thực tế, giá đường diễn tiến theo giá dầu, vì lý do rõ nhất là có đến 55% sản lượng mía của Brazil, đứng hàng cao nhất thế giới, lên đường đến các nhà máy sản xuất ethanol.

Khi người ta bắt đầu quay lại tìm kiếm dầu nhờ thông tin kinh tế thế giới có những dấu hiệu hồi phục, sản xuất ethanol trở nên sinh lợi và kèm theo đó là giá đường tăng. Ngược lại, khi giá dầu xuống vì mức tiêu dùng tụt giảm ở Mỹ dự báo khủng hoảng sẽ kéo dài, ethanol bị ảnh hưởng và đường rớt giá.

Vậy xu hướng nào sẽ là chủ đạo? Tình trạng khan hiếm đẩy giá đường tăng, hoặc bối cảnh kinh tế không thuận lợi khiến giá đường tụt giảm trong nhiều tháng? Các thị trường sẽ do dự giữa hai kịch bản này.

(Theo Minh Trường // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Ngành sữa tăng trưởng cao
  • Gạo Việt đang bị ép giá
  • Thành “sản phẩm dinh dưỡng”, sữa tha hồ tăng giá
  • Thị trường “ngả nghiêng” vì rượu rởm
  • Bi kịch đường và muối: Sắp hết thời 'tự sướng'
  • Ngành điều phải nhập khẩu 1/3 nguyên liệu
  • Tháng 8 và 9/2009: Có thể thiếu đường
  • Khởi công xây dựng Nhà máy chế biến yến sào
  • Hơn 33% dân số có sử dụng rượu bia
  • Sức tiêu thụ các loại nước giải khát có lợi cho sức khỏe tăng mạnh
  • Xuất khẩu thực phẩm của Thái Lan sang Nhật sẽ tăng 30%
  • Sữa không ngại khủng hoảng?
  • Vì sao Trung Quốc ngăn Coca-Cola mua lại Huiyuan Juice?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container