Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

ASC - Bộ tiêu chuẩn mới cho thủy sản có ý nghĩa như thế nào?

Một bộ tiêu chuẩn mới về việc nuôi trồng cá tra nói riêng và thủy sản nói chung sẽ được tung ra thị trường vào năm 2011.

Trong Cẩm nang Hướng dẫn tiêu dùng thủy sản tại một số nước thuộc Cộng đồng Châu Âu do Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới (WWF) phổ biến cho người tiêu dùng nhằm hướng dẫn người tiêu dùng các quốc gia châu Âu trong việc sử dụng thủy sản, có đề cập đến sự kiện cá tra ghi nhãn Hội đồng Quản lý Nuôi trồng thuỷ sản (ASC) trên thị trường - dự kiến sẽ được tung ra thị trường vào năm 2011.
 
Cẩm nang hướng dẫn tại Đan Mạch viết: Chừng nào mà ASC chưa xuất hiện trên thị trường, thì bạn vẫn không biết là cá tra được nuôi bền vững. Vì vậy, WWF khuyến nghị bạn nên tìm một loài thủy sản khác thay thế, ví dụ như một loài thủy sản trong danh sách xanh.

ASC: Tiêu chuẩn mới cho thủy sản

ASC là một tổ chức toàn cầu làm việc với các nhà nuôi trồng thủy sản, nhà chế biến thuỷ sản, các công ty bán lẻ và dịch vụ thực phẩm, các nhà khoa học, các nhóm bảo tồn và công chúng để khuyến khích sự lựa chọn thuỷ sản tốt nhất về môi trường và xã hội. Chương trình chứng nhận nuôi trồng thuỷ sản và dán nhãn thuỷ sản của ASC sẽ "công nhận và tán thưởng việc nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm".

ASC là viết tắt của Hội Đồng Quản Lý Nuôi Trồng Thuỷ Sản, một tổ chức độc lập, phi lợi nhuận được thành lập vào năm 2009 bởi WWF và IDH (Sáng Kiến Thương Mại Bền Vững Hà Lan) để quản lý các tiêu chuẩn toàn cầu đối với việc nuôi trồng thuỷ sản có trách nhiệm. Các tiêu chuẩn của Đối Thoại Nuôi Cá Tra/Ba sa đã được hoàn thành vào tháng 8 năm 2010. Dự kiến ASC sẽ đi vào hoạt động hoàn chỉnh vào giữa năm 2011.

Thông qua chương trình Đối Thoại Nuôi Trồng Thủy Sản, một chương trình gồm các hội nghị bàn tròn được do WWF khởi xướng và điều phối được bắt đầu từ năm 2007, bao gồm hơn 400 nhà sản xuất, cán bộ bảo tồn, quan chức chính phủ, các chuyên gia, người nuôi trồng thuỷ sản một chương trình dán nhãn và chứng nhận hàng đầu thế giới đối với thủy sản được nuôi có trách nhiệm.

Các sản phẩm thủy sản được gán nhãn tiêu chuẩn chất lượng được hiểu như một logo đáng tin cậy do ASC giới thiệu cho các nhà bán lẻ, công ty dịch vụ thực phẩm và người tiêu dùng dựa vào đó để củng cố niềm tin rằng các sản phẩm mang nhãn này có thể tin cậy được để mang đến những lợi ích xã hội và môi trường thực sự.

Tiêu chuẩn ASC xây dựng không thay thế cho tiêu chuẩn của GLOBALGAP vốn được các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam hướng tới nhưng là một sự củng cố cho GLOBALGAP về những vấn đề môi trường và xã hội.

Vì sao thực hiện ASC?

Tổ chức thực hiện chương trình ASC nhận định nghề nuôi của cá tra/basa - chủ yếu là cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) và cá basa (Pangasius sa) - là một trong những loại hình nuôi trồng thuỷ sản phát triển nhanh nhất trên thế giới. Ở Việt Nam, nơi diễn ra 90% hoạt động nuôi cá tra/basa, 1,1 triệu tấn cá tra/basa đã được sản xuất trong năm 2008 - một mục tiêu mà nước này đã đặt ra cho năm 2010. Sản lượng nuôi cá tra/basa toàn cầu năm 1995 chỉ là 10.000 tấn.

Sự phát triển của ngành nuôi cá tra/basa phần lớn là do nhu cầu tiêu thụ cá tra và basa trên thị trường tăng lên đáng kể. Cá tra/basa được bán cho hơn 130 nước trên toàn cầu, chủ yếu ở dạng cá phi lê. Hoa Kỳ đã từng là thị trường chính cho cá tra và basa nhưng điều này đã thay đổi trong vài năm qua, do thị phần cá tra/basa xuất khẩu sang Hoa Kỳ đã giảm từ 80% xuống 4%. Các nước thuộc Liên Minh Châu Âu hiện đang là thị trường xuất khẩu lớn nhất loại cá này, với thị phần 35%.

Sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành nuôi cá tra/basa đã đặt ra nhiều mối lo ngại về môi trường và xã hội. Do đó, WWF một đối tác của ASC đã khởi xướng cuộc họp - đối thoại nhằm phối hợp để xây dựng các tiêu chuẩn có thể đo đếm được và dựa trên năng lực để hạn chế những ảnh hưởng xấu từ phong trào nuôi cá tra, basa.

Bộ tiêu chuẩn cụ thể để cấp cho sản phẩm cá tra, basa sẽ được áp dụng trên toàn thế giới sẽ được đưa vào thực thi từ năm 2011.

(Báo điện tử Doanh Nhân Việt Nam toàn cầu)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
  • Nguyên liệu thủy sản: Cần giải pháp căn cơ
  • Tôm lại gặp rào cản
  • Đến 2015 xuất khẩu thủy sản đạt gần 7 tỷ USD
  • Dư lượng kháng sinh Trifluralin ở tôm: Nước đã đến... chân!
  • Cá tra Việt Nam không phải loại cần được bảo vệ
  • Triển vọng ngành thủy sản quý IV: Cơ hội và rủi ro
  • Vasep: Nên để thị trường tự điều tiết giá nguyên liệu cá tra
  • VASEP kiến nghị bỏ kiểm tra hoạt chất Trifluralin
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container