Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bất lực với tôm giống kém chất lượng

Trong thời gian qua, có nhiều công ty sản xuất và kinh doanh đã bán tôm sú giống không đảm bảo chất lượng ra thị trường, cơ quan chức năng biết nhưng lại bất lực trong việc kiểm soát, xử lý.

Khách đang tham quan một trại tôm giống. Ảnh: TL.

Theo phản ánh của một số hộ nuôi tôm ở một số tỉnh ĐBSCL với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, hiện có ít nhất có 5 công ty có trụ sở tại Phan Rang - Tháp Chàm, Ninh Thuận đến các tỉnh như Bạc Liêu, Trà Vinh mua tôm sú giống từ các sơ sở sản xuất giống nhỏ lẻ, kém chất lượng rồi sau đó dán nhãn hiệu (logo) của công ty và  đem bán cho người nuôi tôm quảng canh tại Kiên Giang, Cà Mau. Theo những nguồn tin này thì tình trạng nói trên đã kéo dài từ năm 2010 đến nay.

Trường hợp cụ thể mới đây là một công ty sản xuất và kinh doanh tôm giống ở Ninh Thuận đã dùng hình ảnh của ông Sáu Ngoãn, một "vua" nuôi tôm ở Bạc Liêu làm logo quảng cáo tôm giống cung cấp cho thị trường Kiên Giang, Cà Mau.

Khi biết mình bị lợi dụng hình ảnh để quảng cáo, ông Ngoãn đã yêu cầu công ty nói trên thu hồi những tờ rơi và ngừng việc dùng hình ảnh của mình để làm logo trên các thùng chứa chứa tôm giống.

Trước vấn đề này, đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Ninh Thuận và Bạc Liêu đều cho biết, họ không thể quản lý được việc này vì không nằm trong quyền hạn được giao.

Bà Bùi Thị Vân Anh, Phó giám đốc Sở NN&PTNT Ninh Thuận thừa nhận rằng, cho dù đó là 5 công ty đăng ký kinh doanh tại Ninh Thuận nhưng họ có hành vi vi phạm ở một tỉnh nào đó thì trách nhiệm thuộc về cơ quan quản lý ở địa phương nói trên.

Ông Lương Ngọc Lân, Giám đốc Sở NN&PTNT Bạc Liêu cho biết, đây là vấn đề về gian lận thương mại nên do Chi cục quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương phụ trách chứ Sở NN &PTNT không thể quản lý được.

Theo quy định hiện hành thì Sở NN&PTNT quản lý về thú y, quy trình sản xuất con giống còn Sở Công Thương quản lý về giao dịch mua bán giữa các bên liên quan, nghĩa là một con tôm giống đi từ trại giống đến tay người nuôi chịu sự quản lý của hai cơ quan khác nhau.

Vì vậy, khi có vấn đề xảy ra, phản ứng của các cơ quan chức năng không kịp. Không chỉ việc hai sở cùng quản lý một con tôm giống như hiện nay mà nhiều mặt hàng khác cũng đang có sự chồng chéo trong quản lý.

Ông Dương Văn Hùng, Giám đốc doanh nghiệp giống Dương Hùng ở xã Long Điền Tây, Đông Hải, Bạc Liêu lý giải rằng, để sản xuất tôm giống có chất lượng thì một tôm mẹ (giá trên thị trường là 7 triệu đồng/con) chỉ đẻ 2 lần với khoảng 1 triệu con tôm post.

Tuy nhiên, do tiền mua tôm mẹ quá cao nên nhiều cơ sở cho đẻ đến 5 lần, sau đó, thay vì thả ra biển thì chủ trại lại mua tôm bố (khoảng 300.000 đồng/con) để cho giao phối với nhau. Như vậy, một con tôm sú mẹ có thể đẻ vài chục triệu con tôm post.

Vì thế, giá bán tôm post của các trang trại này chỉ khoảng 20 đồng/con. Còn các công ty sản xuất tôm giống có thương hiệu trên thị trường thì giá bán thường ở mức 70 đồng/con. Do nhu cầu con giống mỗi vụ khá lớn, những công ty này sản xuất không kịp đơn đặt hàng nên họ mua tôm giống từ các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, không kiểm định được chất lượng rồi đóng bao bì bán lại cho người dân.

(Theo Thời báo kinh tế SG)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
  • Hóa giải thách thức của thủy sản
  • Lạc quan đi cùng nỗi lo
  • Thức ăn thủy sản: giá tăng, chất lượng không đạt
  • Đầu tư hơn 24.500 tỉ đồng cho thủy sản đến năm 2020
  • Nhu cầu chăn nuôi giảm, giá con giống lao dốc
  • Hai bộ nhùng nhằng, ai chịu thiệt?
  • Vệ sinh thủy sản Việt Nam tương đương Nhật Bản
  • Tôm thẻ chân trắng ra khỏi danh mục loài xâm hại
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container