Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bình Định phát triển kinh tế thủy sản

Bè nuôi thủy sản trên đầm thị Vải(TP Quy Nhơn).

Sản xuất thủy sản của tỉnh Bình Định đang đạt tốc độ tăng trưởng khá trên tất cả các lĩnh vực (nuôi trồng, khai thác, chế biến xuất khẩu...). Thành công nhất là đến nay, dịch bệnh trên tôm nuôi đã được khống chế, việc nuôi tôm đã mang lại kết quả tốt.

Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Định Nguyễn Hữu Hào: "Thành công nổi bật nhất trong công tác nuôi tôm vụ một của năm nay là các hộ nuôi tôm đã thực hiện nghiêm túc lịch thời vụ của Sở. Ngoài ra, hai trại tôm giống CP (Thái-lan) và Việt - Úc tại xã Mỹ An (huyện Phù Mỹ) mùa này cung cấp tôm giống đạt chất lượng tốt hơn mọi năm do nhà sản xuất thực hiện nghiêm túc công tác kiểm dịch trước khi xuất bán giống theo yêu cầu của ngành chức năng". Sáu tháng đầu năm 2010, tổng diện tích nuôi tôm đợt 1 trên địa bàn toàn tỉnh Bình Định đạt 2.260,2 ha, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2009, trong đó, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng 489 ha, tăng 29,7% so với cùng kỳ. Đến nay, người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh đã thu hoạch được 1.303,6 ha diện tích nuôi, tập trung ở các huyện Hoài Nhơn, Phù Cát, Phù Mỹ, Tuy Phước... với sản lượng đạt 2.918,7 tấn, tăng 47,87% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó kim ngạch xuất khẩu tăng 36,1%. Diện tích nuôi tôm bị dịch bệnh chỉ chiếm 2,5% tổng diện tích nuôi, giảm 53,8% và là tỉnh có tỷ lệ diện tích tôm nuôi bị dịch bệnh thấp nhất trong vùng. Nuôi trồng thủy sản nước ngọt, nhất là nuôi trong hồ chứa của các địa phương trong tỉnh Bình Định cũng đã bước đầu phát triển khá tốt.

Trên lĩnh vực khai thác thủy sản, nhờ thời tiết khá thuận lợi, giá cả ổn định, ngư dân các địa phương đã tập trung đầu tư năng lực tàu thuyền, ngư cụ, vươn ra đánh bắt xa bờ. Đồng thời triển khai thực hiện Quy chế chứng nhận thủy sản khai thác xuất khẩu vào châu Ấu, quy  định về nhật ký khai thác và báo cáo khai thác theo quy ước quốc tế; tăng cường công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản (NLTS), triển khai nhân rộng mô hình đồng quản lý NLTS ở các địa phương trong tỉnh. Công tác bảo vệ NLTS trên địa bàn tỉnh tiếp tục được tăng cường và đẩy mạnh dưới nhiều hình thức. Để phong trào thật sự mang lại hiệu quả, Chi cục Bảo vệ và Khai thác NLTS tỉnh đã phối hợp các xã ven đầm củng cố mô hình đồng quản lý NLTS; nhân rộng mô hình này tại các xã Nhơn Hải, Nhơn Lý, Nhơn Châu và phường Ghềnh Ráng (TP Quy Nhơn); hình thành các tổ quản lý cộng đồng tại các xã Phước Hòa, Phước Thắng, Phước Thuận, Phước Sơn (huyện Tuy Phước)...

Các doanh nghiệp chế biến hải sản của Bình Định tập trung đầu tư nâng cấp, đổi mới công nghệ, thiết bị, tăng cường năng lực sản xuất, đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu. Chỉ tính riêng sáu tháng đầu năm,  giá trị xuất khẩu thủy sản toàn tỉnh Bình Định đạt hơn 22 triệu USD, tăng 27,9% so với cùng kỳ năm 2009, trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 18,77 triệu USD, tăng 36,1%.

Những tháng cuối năm, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Định sẽ tăng cường phối hợp chặt chẽ UBND các huyện, thành phố ven biển chỉ đạo và hướng dẫn ngư dân tổ chức sản xuất, đánh bắt hải sản xa bờ bảo đảm an toàn và đạt hiệu quả cao. Đồng thời chú trọng hướng dẫn ngư dân nhân rộng các mô hình hợp tác thích hợp và có hiệu quả, như các tổ đoàn kết hỗ trợ nhau trong sản xuất và phòng chống thiên tai, rủi ro trên biển, hình thành các tổ đoàn kết hợp tác trong đánh bắt và vận chuyển tiêu thụ hải sản.

Trong công tác nuôi trồng thủy sản, chủ trương của ngành chức năng là khuyến cáo người dân chỉ được thả tôm vụ 2 ở các vùng nuôi tôm trên cát, bảo đảm các điều kiện về hạ tầng, phòng, tránh mưa lũ. Tại các vùng nuôi tôm khác trong tỉnh, người dân nên chuyển sang hình thức nuôi xen kẽ tôm - cua - cá với mật độ nuôi thấp để phòng, chống dịch bệnh xảy ra. Cũng theo tinh thần này, các trại sản xuất tôm giống phải ký cam kết với ngành chức năng về việc có giấy chứng nhận kiểm dịch khi xuất bán giống (nếu không sẽ bị tiêu hủy).

Bình Định phấn đấu đến cuối năm 2010, giá trị xuất khẩu thủy sản toàn tỉnh đạt 42 triệu USD, trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 34 triệu USD. Để thực hiện được mục tiêu trên, ngành chức năng yêu cầu các doanh nghiệp tập trung tổ chức tốt việc thu mua nguyên liệu trong và ngoài tỉnh, bảo đảm thường xuyên cho các nhà máy chế biến; đồng thời đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tham gia các hội chợ, quảng bá sản phẩm trong nước và ngoài nước.

(Bài và ảnh: Cát Hùng // Nhandan Online)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container