Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cá ngừ Việt Nam: khó cạnh tranh tại Nhật do thuế suất cao

Cá ngừ Việt Nam đang phải đối mặt với nguy cơ thị trường nhập khẩu ngày càng thu hẹp.Những ràocản từquy định IUU, thủ tục phứctạp khi nhập khẩu nguyên liệu…Gần đây,nhiều doanh nghiệp phản ánh, họ đang đuối sức trước các đối thủ nước ngoài do mức thuế suất sang thị trường Nhật Bản cao và khác biệt hẳn với các nước cùng khu vực…

Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Hải quan Việt Nam, 3 tháng đầu năm 2010, Nhật Bản là nước nhập khẩu cá ngừ lớn thứ 3 của Việt Nam (sau Mỹ và EU) với khối lượng nhập khẩu trên 1.500 tấn tương đương 10,9 triệu USD. Như vậy, cho đến nay, đây vẫn là 1 trong 2 thị trường nhập khẩu lớn và ổn định nhất của cá ngừ Việt Nam.

Ngày 01/10/2009, Hiệp định đối tác kinh tế Việt-Nhật (VJEPA) chính thức có hiệu lực. Theo cam kết, trong vòng 10 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, Nhật Bản sẽ miễn thuế đối với 94% hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này, đặc biệt là miễn thuế đối với 86% sản phẩm nông nghiệp (trong đó có thủy sản) xuất khẩu của Việt Nam. Và khi VJEPA có hiệu lực, các DN có thể so sánh, lựa chọn biểu thuế giữa AJCEP (Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản ký ngày 01/4/2008, có hiệu lực ngày 01/12/2008 đối với một số nước), thuế suất MFN (most favorited nation - Tối huệ quốc) và VJEPA để xin mức thuế suất thấp nhất.

Tuy nhiên, kể từ khi hiệp định VJEPA có hiệu lực cho đến nay, nhiều doanh nghiệp cá ngừ vẫn lo lắng, với mức thuế suất cao hơn rất nhiều so với các nước cùng khu vực doanh nghiệp Việt nam rất khó cạnh tranh được với các nước láng giềng.

Theo thông tin từ Hải quan Nhật Bản và các đối tác tại Nhật thì hiện nay đối với mặt hàng cá ngừ đóng hộp (Mã HS: 1604.14-092) và mặt hàng thăn cá ngừ (Mã HS: 1604.14-099) xuất khẩu sang Nhật Bản, kể từ tháng 4/2010, Thái Lan đã được hưởng mức thuế suất ưu đãi là 3,2%, tiếp đó giảm xuống còn 1,6% kể từ tháng 4/2011 và xuống còn 0% từ tháng 4/2012. Còn Philipin, cũng đang được hưởng mức thuế 3,6%, tiếp đó sẽ giảm xuống còn 2,4% từ tháng 4/2011, 1,2% từ tháng 4/2012 và xuống còn 0% từ tháng 4/2013, trong khi đó, doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ Việt Nam vẫn đang phải chịu mức thuế cao hơn 40% so với các nước này tương đương 7,2% sang thị trường Nhật, thậm chí cũng không được cắt giảm hàng năm đến 0% như những nước này. Với mức thuế suất này, cá ngừ Việt Nam không thể cạnh tranh được với các nước cùng khu vực.

“Đuối sức” với các nước cạnh tranh về mức thuế suất sang thị trường Nhật Bản, doanh nghiệp cá ngừ Việt Nam càng oải hơn với các quy định của Việt Nam về nhập khẩu nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu sang EU.

Hiện nay, nguồn nguyên liệu cá ngừ trong nước đạt tiêu chuẩn xuất khẩu không đáp ứng đủ nhu cầu chế biến của doanh nghiệp do phần lớn sau khai thác, ngư dân bảo quản nguyên liệu bằng kỹ thuật thô sơ. Các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ buộc phải nhập khẩu để giảm áp lực về nguồn nguyên liệu trong nước. Nhưng, những thủ tục nhập khẩu nguyên liệu thuỷ sản cho biến của Việt Nam phức tạp càng khiến các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ sang EU thêm “nản lòng”.

Khi nhập khẩu nguyên liệu để chế biến, doanh nghiệp cá ngừ Việt Nam phải hoàn tất nhiều thủ tục và nhiều loại giấy tờ để gửi tới các cơ quan chức năng, trong khi, các nhà nhập khẩu cá ngừ tại Thái Lan và Philipin được Chính phủ nước họ tạo điều kiện thuận lợi nhất nhằm giảm sức ép về nguyên liệu. Nhiều nhà cung cấp chuyển sang hợp tác với các nhà nhập khẩu Thái Lan, Philipin… do thủ tục mua bán đơn giản và không phải lo giấy tờ.

Doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá ngừ Việt Nam đứng trước nguy cơ bị thu hẹp thị trường và sức cạnh tranh bị giảm sút nghiêm trọng.

(Vasep)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
  • Diện tích nuôi tôm giảm 66 nghìn hécta
  • Thiếu tôm sú: xuất nhiều nhưng nuôi ít
  • Xuất khẩu cá ngừ sang Mỹ và Canada tăng hơn 500% so với cùng kỳ
  • Cá tra tắc đường vào Nga
  • Xuất khẩu cá ngừ: Khả năng tăng giá cao
  • Thiếu tôm sú: xuất nhiều nhưng nuôi ít
  • Cạnh tranh mua nguyên liệu: thua thiệt trên sân nhà
  • Phát triển thủy sản: Lấy doanh nghiệp làm trung tâm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container