Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cá tra được ưa chuộng tại Mỹ

Trong 8 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt gần 777 triệu đô la Mỹ. Trong ảnh, người dân Cần Thơ đang thu hoạch cá tra. Ảnh: Ngọc Hùng

Các sản phẩm chế biến từ cá tra của Việt Nam là một trong 10 mặt hàng được ưu chuộng của người tiêu dùng tại Mỹ.

Thông tin trên được Hiệp hội thủy sản Mỹ đưa ra tại buổi làm việc của hiệp hội này với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sáng ngày 10-9 tại TPHCM.

Theo Hiệp hội thủy sản Mỹ, thị trường Mỹ còn nhiều tiềm năng và Việt Nam có thể nâng cao thị phần các sản phẩm chế biến từ các tra. Cơ sở để Hiệp hội thủy sản Mỹ đưa ra nhận định trên là hiện Việt Nam có nhiều công ty nuôi trồng chế biến thủy sản đạt được chứng nhận thực hành sản xuất nông nghiệp tốt tiêu chuẩn toàn cầu (GlobalGap), qua đó, giúp thủy sản Việt Nam dễ mở rộng thị trường trong những năm tới.

Để nâng cao chất lượng cá tra, Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản (NAFIQAD) sẽ kết hợp với trường Đại học Florida của Mỹ cùng nghiên cứu, xác định hàm lượng nước trong các sản phẩm chế biến từ cá tra. Kết quả nghiên cứu sẽ được thẩm định bởi Bộ Nông nghiệp của hai nước trước khi được áp dụng.

Ông Lương Lê Phương, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, cá tra là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành thủy sản Việt Nam nên Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có những chương trình quản lý chất lượng từ ao nuôi đến bàn ăn, cùng nhiều văn bản hướng dẫn nhằm kiểm soát tốt chất lượng chế biến các sản phẩm từ cá tra.

Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ khoảng 41.000 tấn cá tra với giá trị khoảng 134 triệu đô la Mỹ, chiếm 6,75% tổng giá trị xuất khẩu cá tra (607.000 tấn) vào năm ngoái.

Một nguồn tin không chính thức cho biết, nhiều khả năng một số công ty xuất khẩu cá tra vào Mỹ sẽ phải bị áp thuế từ 0% đến 136%. Theo kế hoạch, ngày 24-9 phía Mỹ sẽ thông báo chính thức mức thuế mà một số công ty phải chịu khi xuất khẩu cá tra vào Mỹ.

Theo nguồn tin này, sở dĩ mức thuế tăng cao như vậy là do phía Mỹ sử dụng cách tính giá thành nuôi cá rô-phi tại Philippines vào cách tính giá thành nuôi cá tra của Việt Nam. Lý do là Philippines là nước có nền kinh tế thị trường còn Việt Nam vẫn chưa được công nhận là nước có nến kinh tế thị trường.

Ngoài ra, các công ty phải ký quỹ tại Hải quan Mỹ một số tiền nhất định nếu muốn tiếp tục bán hàng vào thị trường này. Cụ thể, nếu một công ty có kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ trong năm 2010 là 60 triệu đô la Mỹ thì vào năm 2011 phải ký quỹ tại Hải quan số tiền là 80 triệu đô la Mỹ. Lý do là thời gian qua một số công ty xuất khẩu của nhiều nước khi xuất hàng vào Mỹ đã không nộp thuế.

(Theo Ngọc Hùng // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
  • Gỡ khó cho hàng thủy sản tạm nhập, tái xuất
  • Thực hiện thông tư 06 và 25 - Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản gặp khó
  • Quy định mới gây khó cho xuất nhập khẩu thủy sản?
  • Định giá sàn cá tra: Bế tắc?
  • Siết nhập khẩu thủy sản, doanh nghiệp khóc ròng
  • Cá tra Việt Nam: Từ "nhà" ra thế giới
  • Những bất hợp lý trong xuất khẩu tôm
  • Kho lạnh vắng khách thuê
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container