Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thủy sản Việt Nam hấp dẫn với thị trường Châu Á

Châu Á vẫn là một thị trường hấp dẫn cho thủy sản chế biến Việt Nam

Tính đến nửa đầu tháng 7/2010, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã có mặt ở 53 nước nhưng tập trung nhiều nhất là thị trường khu vực Châu Á. 

Theo số liệu của Tổng Cục Hải Quan, nửa đầu tháng 7, cả nước đã xuất khẩu được khoảng 22 nghìn tấn thủy sản chế biến, trị giá trên 99 triệu USD, chiếm 4,4% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước.

Châu Á vẫn là một thị trường hấp dẫn cho thủy sản chế biến Việt Nam. Trong đó, Nhật Bản là nước nhập khẩu nhiều nhất nhuyễn thể chế biến của Việt Nam với 2,8 nghìn tấn, đạt giá trị trên 17 triệu USD. Theo thống kế của Phòng Nông lâm thủy sản và Thực phẩm Nhật Bản, tính đến hết ngày 15/7/2010, nước này đã nhập trên 5 nghìn tấn thủy sản chế biến các loại từ Việt Nam, trị giá khoảng 29 triệu USD.

Sau Nhật Bản, Campuchia cũng là một nước có nhu cầu cao đối với mặt hàng cá chế biến đóng hộp (trừ cá ngừ, cá tra) của Việt Nam. Theo đánh giá của các doanh nghiệp thủy sản trong nước, Campuchia là thị trường dễ tính bởi thu nhập của người dân nước này chưa cao nên những yêu cầu về tiêu chuẩn nhập khẩu không quá khắt khe. Tính đến hết ngày 15/7/2010, nước này đã nhập trên 1,4 nghìn tấn, trị giá trên 2,4 triệu USD.

Dự kiến trong thời gian tới xuất khẩu thủy sản chế biến của Việt Nam sang thị trường Châu Á và thế giới sẽ vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng như hiện nay. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp nhập khẩu thủy sản nguyên liệu để chế biến hàng xuất khẩu cần nhanh chóng thích nghi với những quy định của Thông tư 25 và nhanh chóng đăng ký với cơ quan thẩm quyền của nước xuất khẩu thủy sản sang Việt Nam trước khi Thông tư này có hiệu lực (ngày 1/9/2010).

(Theo Thanh Huyền // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
  • Cần sự liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cá tra
  • Dân Châu Á thích thủy sản chế biến Việt Nam
  • Cạn kiệt nguồn lợi thủy sản ở biển Tây
  • Thủy sản năm 2010 “vượt khó”
  • Loay hoay chuyện lúa - tôm
  • Mâu thuẫn lúa - tôm
  • Nuôi trồng thủy sản ở Chương Mỹ Nông dân thiếu kiến thức, “đầu ra” chưa ổn định
  • Vào vụ nhưng vẫn thiếu tôm xuất khẩu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container