Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phát triển nông - hải sản Bà Rịa - Vũng Tàu: Ba trở ngại lớn

Thiếu cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thiếu quy hoạch và sự đồng bộ hiện đang là trở ngại lớn đối với phát triển nông - hải sản tại Bà Rịa - Vũng Tàu.

Theo ông Ngô Văn  Hải - Phó tổng Giám đốc Công ty CP Hải Việt, trong hoạt động chế biến và xuất khẩu thủy sản, nguồn nguyên liệu là “mấu chốt”, nhưng lâu nay nguyên liệu phục vụ cho chế biến nói chung và xuất khẩu nói riêng bấp bênh và thiếu ổn định.

No dồn đói góp”

Các doanh nghiệp chế biến thường rơi vào tình trạng “no dồn, đói góp”, lúc thì nguyên liệu dồn dập, giá bán rẻ; Lúc khan hiếm thì giá tăng vọt, bấp bênh, ảnh hưởng lớn đến đơn hàng cả số lượng lẫn giá thành. Trong khi đó, hàng năm nguyên liệu khai thác dù nhiều nhưng không đáp ứng được nhu cầu chế biến xuất khẩu, dẫn đến lãng phí nguồn tài nguyên, công sức của ngư dân.

Ông Nguyễn Công Huyên - Phó tổng Giám đốc Công ty CP chế biến xuất nhập khẩu thủy sản tỉnh BR-VT cho biết: “Tuy nguồn nguyện liệu đánh bắt của tỉnh hàng năm trên 200 ngàn tấn, nhưng việc bảo quản sau đánh bắt không tốt dẫn đến lượng nguyên liệu đủ tiêu chuẩn phục vụ chế biến xuất khẩu không cao”. Trong khi đó, về sản xuất nông sản thì tỉnh lại thiếu sự phối kết hợp giữa ba nhà: “Nhà nước - Nhà nông và nhà doanh nghiệp” nhằm tạo dòng chảy cho nguyên liệu từ vườn cây - vào nhà máy và ra thị trường.

Bức tranh đối với nông sản cũng tương tự qua việc hễ cây gì được giá thì người dân đổ dồn vào trồng, rồi cây trồng chưa cho thu hoạch đã bị chặt bỏ, tức là cứ bỏ tiền ra mà không có thu vào diễn ra triền miên. Thậm chí, cây nào được “ưu ái” thì nguyên liệu dư giá cả giảm, cây nào bị chặt bỏ thì nguyên liệu thiếu trầm trọng, giá cao ngất ngưởng...

Đau đầu với các quy định quốc tế

Thực tế ở tỉnh, trong cả hai khâu nuôi trồng và đánh bắt hải sản hiện chưa có quy hoạch cụ thể mà chỉ dựa vào quy luật tự nhiên: Đánh bắt  có mùa vụ, nuôi trồng thì chủ yếu là nuôi quản canh, manh mún, nhỏ lẻ, tự phát, chưa tạo thêm nguồn nguyên liệu ổn định cho chế biến và xuất khẩu. Bên cạnh đó, hệ thống cảng cá của tỉnh đã được qui hoạch nhưng còn bất cập về luồng lạch, chưa thu hút được tàu vào nên nguồn nguyên liệu mà tàu thuyền của bà con trong tỉnh đi khai thác lại về các địa phương khác. Doanh nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh phải chạy thu mua từ các nơi vận chuyển về, làm chi phí tăng. Ngoài ra, do nghề đánh bắt của BR-VT nói riêng và nước ta nói chung chưa được tổ chức, quản lý bài bản từ khâu đầu tư tàu thuyền, đến khâu ra khơi khai thác, vận chuyển nguyên liệu...

Sở NN-PTNT tỉnh BR-VT cho biết : năm 2010, dự kiến kim ngạch xuất khẩu nông lâm , thủy sản khoảng 317 triệu USD. Trong đó những mặt hàng chủ lực là cao su, hạt điều, hồ tiêu, cà phê...

Chính vì vậy, kể từ khi EU áp dụng “truy xuất” nguồn gốc nguyên liệu thủy sản khi mua các lô hàng của các doanh nghiệp nước ngoài thì các doanh nghiệp chế biến “đau đầu” vì không biết bắt đầu từ đâu. Ông Trần Văn Dũng - Giám đốc Công ty cổ phẩn chế biến thủy sản xuất khẩu tỉnh (Baseafood) chia sẻ: Chúng tôi cũng như nhiều DN khác thực sự gặp khó bởi không biết chứng minh nguồn gốc bằng cách nào, mà ngành chức năng quá chậm trong việc hướng dẫn.

Cùng chung “số phận” với ngành thủy sản, ngành hàng nông sản cũng bấp bênh, thiếu ổn định ngay khâu tổ chức quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu... Đã vậy, cả hai ngành hàng này đều không có một hệ thống kho chứa nhằm giúp doanh nghiệp chủ động điều tiết làm hàng ổn định. Trong khi đây là “cơ sở hậu cần” quan trọng đối với chế biến hàng hóa. Bởi chỉ làm được điều này mới có thể đảm bảo giá thu mua ổn định cho nông - ngư dân, tạo việc làm ổn định cho lao động. Hoặc khi sản lượng sản phẩm làm ra nhiều, giá xuất thấp thì doanh nghiệp lưu kho trữ hàng, chờ khi được giá xuất bán.

Được biết, hiện hầu hết các doanh nghiệp trong tỉnh chỉ biết dựa vào kho của mình (công suất nhỏ), số doanh nghiệp đầu tư kho cho thuê không nhiều. Vì vậy khi lượng hàng vượt quá công suất kho chứa tự có thì doanh nghiệp phải đi thuê kho, làm chi phí tăng, hiệu quả kinh doanh giảm. Rõ ràng, đây là những vấn đề căn cơ cần giải pháp cụ thể, để 5-7 năm tới hệ thống hạ tầng phục vụ hoạt động sản xuất, chế biến của hai nhóm ngành hàng chủ lực của tỉnh thuận lợi hơn, đủ điều kiện cạnh tranh và hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới.

(Theo Huỳnh Liễu // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
  • Thủy sản Việt Nam hấp dẫn với thị trường Châu Á
  • Cần sự liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cá tra
  • Dân Châu Á thích thủy sản chế biến Việt Nam
  • Cạn kiệt nguồn lợi thủy sản ở biển Tây
  • Thủy sản năm 2010 “vượt khó”
  • Loay hoay chuyện lúa - tôm
  • Mâu thuẫn lúa - tôm
  • Nuôi trồng thủy sản ở Chương Mỹ Nông dân thiếu kiến thức, “đầu ra” chưa ổn định
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container