Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chia sẻ rủi ro cùng doanh nghiệp thủy sản

Một trong những khó khăn của các DN thủy sản, đặc biệt là các DN XK cá tra là việc tiếp cận với nguồn vốn vay từ ngân hàng, bên cạnh đó lãi suất ngân hàng cao, kể cả khi ngân hàng đã hạ trần lãi suất cho vay thì việc tiếp cận vốn của DN cũng như người nuôi là vô cùng khó. 

Để đầu tư nuôi 1 ha cá tra cần số vốn từ 6-8 tỉ đồng.

Việc tiếp cận vốn khó khăn (do hết tài sản thế chấp, tài sản là cá nuôi trong ao không được định giá tài sản, cùng với hạn mức cho vay thấp) nên một số người nuôi phải vay bên ngoài với lãi suất 2-4%/tháng, làm giá thành cá nguyên liệu cao hơn.

Khi ngân hàng mất niềm tin

Người nuôi và DN đang phải chịu thiệt thòi do những quy định của ngân hàng, đó là khi mặt bằng lãi suất tăng thì các ngân hàng thương mại tự điều chỉnh tăng lãi suất, nhưng khi lãi suất giảm thì người vay không được hưởng quyền lợi.

Ông Nguyễn Huy Điền – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết: “Sau sự kiện DN Bình An, ngân hàng đã mất niềm tin đối với DN và người nuôi cá tra nên siết chặt cho vay đối với hai đối tượng này. Một số DN chế biến thủy sản đã sử dụng vốn vay ngắn hạn để đầu tư cho các mục tiêu trung và dài hạn, hậu quả là DN mất tín nhiệm với ngân hàng vì nợ quá hạn không có khả năng chi trả”.

Trước những khó khăn mà người nuôi và DN chế biến cá tra đang gặp phải, Bộ NN-PTNT đã trình Thủ tướng Chính phủ đề xuất 2 gói tín dụng cho sản xuất và tiêu thụ cá tra tổng kinh phí khoảng 4.400 tỉ đồng. Trong đó 1 gói dành 2.000 tỉ đồng để hỗ trợ thu mua (thông qua ngân hàng thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt cho người nuôi), có sự giám sát chỉ đạo trực tiếp của UBND cấp tỉnh.

Gói hỗ trợ này đưa ra với mục đích đảm bảo các DN có vốn để thu mua lượng cá nuôi của các hộ nuôi độc lập, dự kiến còn khoảng 150.000 tấn cá tra từ đây đến hết năm. Gói thứ hai dành 2.400 tỉ đồng nhằm tiếp sức cho DN nuôi cá tra. Thời hạn vay 4 - 6 tháng và đề nghị nhà nước hỗ trợ lãi suất chênh lệch ước tính khoảng 80 tỉ đồng.

Theo đánh giá của Tổng cục Thủy sản, giá nguyên liệu đầu vào như thức ăn tăng từ 500 - 1.000 đồng/kg; thuốc thú y tăng 10 - 15%; chi phí giống tăng, nguyên nhiên liệu tăng... nên dù giá cá tra có tăng thì người nuôi vẫn chưa thực sự yên tâm.

Gói này sẽ đảm bảo bổ sung vốn để hỗ trợ tiếp sức cho DN đã đầu tư nuôi cá tra đang gặp khó khăn về vốn. Dự kiến lượng cá nguyên liệu các DN đang tự nuôi và sẽ thu hoạch từ đây đến cuối năm khoảng 400.000 tấn.

Tuy nhiên, theo ông Điền, việc “bơm” 4.400 tỉ đồng để “cứu” người nuôi và các DN cá tra chỉ là giải pháp trước mắt. “Giải pháp lâu dài để phát triển cá tra bền vững là cần sớm thành lập Hiệp hội Cá tra VN. Đồng thời, tổ chức lại xuất khẩu cá tra theo hướng nâng giá xuất khẩu, giảm đầu mối DN xuất khẩu, đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của thị trường và uy tín sản phẩm của cá tra VN” - ông Điền nhấn mạnh.

Kinh nghiệm từ thế giới

Theo các chuyên gia, trước những khó khăn hiện nay, học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia có ngành thủy sản phát triển ngang hàng với VN là một cơ hội cho chúng ta tiếp tục có những “hiến kế” để phát triển ngành.

Gói hỗ trợ 4.400 tỉ đồng nhằm đảm bảo các DN có vốn để thu mua lượng cá nuôi của các hộ nuôi độc lập, bổ sung vốn để hỗ trợ tiếp sức cho DN đã đầu tư nuôi cá tra đang gặp khó khăn về vốn.

Đơn cử, tại Hàn Quốc, để phát triển vững chắc ngành công nghiệp quản lý sau thu hoạch, họ luôn dựa vào ba trụ cột: làng chài – ngư dân – đánh bắt. Và Chính phủ Hàn Quốc luôn xác định hỗ trợ ngư dân trong nhiều hoạt động giúp ngành đánh bắt thủy sản bền vững và an toàn như: vay vốn thông qua tín dụng hỗ tương, mua bảo hiểm cho tàu cá và thủy thủ, nâng cao chất lượng cuộc sống cho ngư dân, cung cấp thông tin và trang thiết bị đánh bắt, cung ứng nguyên liệu và dịch vụ hậu cần ngay trên biển cũng như hỗ trợ hoạt động đánh bắt an toàn. Được biết, từ năm 2008 đến nay, thu nhập của các hộ gia đình ngư nghiệp ở Hàn Quốc vượt thu nhập của các hộ làm nông nghiệp (38.000.000/30.000.000 won).

Hay bản thân quốc gia Nhật Bản cũng vậy, họ đã rất nỗ lực hỗ trợ về vấn đề pháp lý thông qua nghị viện để ban hành các dự luật cần thiết; vận động Chính phủ thực hiện những chính sách cần thiết cho lĩnh vực thủy sản như: hỗ trợ ngư dân thông qua chương trình bảo hiểm tai nạn theo nhóm, bảo hiểm y tế nhằm giúp cho xã viên vượt qua khó khăn khi gặp rủi ro. Đồng thời, giúp đỡ các ngư dân thông qua hệ thống tiêu thụ cá và các sản phẩm cá tại các cửa hàng bán lẻ, chuyển giao công nghệ cho xã viên; đào tạo nguồn lao động cho ngư nghiệp.

(Theo dđdn)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
  • Doanh nghiệp thủy sản: Vẫy vùng trong khó khăn
  • Tăng hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu cá tra
  • Người nuôi tôm vẫn sử dụng chất cấm xử lý ao
  • Khuyến khích tư nhân chế biến xuất khẩu thủy sản
  • Nghề nuôi cá tra ĐBSCL: Mục tiêu càng cao, thách thức càng lớn
  • “Ma trận” bơm chích tạp chất vào tôm
  • Nuôi tôm sạch: Hành trình gập ghềnh
  • 10 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lớn nhất 2011
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container