Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Người nuôi tôm vẫn sử dụng chất cấm xử lý ao

Tôm đang được chế biến tại một nhà máy thủy sản. Ảnh: TL.

Tổng cục Thủy sản cho biết, mặc dù hai loại chất cypermethrin, deltamethrin đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cấm sử dụng trong nuôi tôm từ đầu năm 2012 nhưng hiện nay ở ĐBSCL vẫn còn một số hộ nuôi tôm sử dụng để xử lý ao.

Thông tin này được Tổng cục Thủy sản đưa ra trong báo cáo gửi Bộ NN&PTNT sau khi đã cử đoàn công tác kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh giống thủy sản và cơ sở, vùng nuôi tôm nước lợ đảm bảo chất lượng và an toàn dịch bệnh tại các tỉnh miền Trung và ĐBSCL.

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, trường hợp sử dụng hai chất cấm nói trên thường rơi vào những cơ sở nuôi nhỏ lẻ. Những chất này thường được các đại lý bán ra nhưng không có nhãn mác, hoặc được giới thiệu là các sản phẩm có thành phần thảo dược dùng để diệt giáp xác trong quá trình cải tại ao nuôi với giá rẻ. Nhưng khi đoàn thanh tra kiểm tra thì đây là những sản phẩm có chứa thành phần cypermethrine, deltamethine.

Trước đây, khi có thông tin Bộ NN&PTNT cấm sử dụng khoảng 20 loại thuốc bảo vệ thực vật có chứa hoạt chất cypermethrin, deltamethrin trong nuôi trồng thủy sản, trong một lần trả lời phỏng vấn của Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) từng khuyến cáo Bộ NN&PTNT phải sớm có những loại thuốc thay thế những sản phẩm có chứa cypermethrine, deltamethine nếu không lệnh cấm chỉ có hiệu lực trên giấy.

Nguyên nhân, theo ông Hòe, trong bối cảnh dịch bệnh trên con tôm đang có dấu hiệu bùng phát, trong khi trên thị trường vẫn chưa có một loại thuốc nào xử lý ao nuôi tôm hiệu quả như những sản phẩm có chứa cypermethrine, deltamethine nên bắt buộc người dân phải sử dụng.

Theo Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad) từ năm 2003, hoạt chất cypermethrin được người nuôi trồng thủy sản sử dụng để diệt giáp xác tại một số tỉnh như Bạc Liêu, Cà Mau vì hiệu quả cao nhưng giá thành lại rẻ; sau đó, chất này được sử dụng tại các địa phương khác ở ĐBSCL.

Hiện trên thị trường có khoảng 20 sản phẩm có chứa cypermethrin với tên gọi khác như Sherpa, Ambush C, Cymbush, Peran, Cyperan, Barricade, Ripcord, Ammo, Cypermethrine, Asymmethrin, Cymperator, Cypercopal, Hilcyperin, Neramethrin...

(Theo Thời báo kinh tế SG)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
  • Khuyến khích tư nhân chế biến xuất khẩu thủy sản
  • Nghề nuôi cá tra ĐBSCL: Mục tiêu càng cao, thách thức càng lớn
  • “Ma trận” bơm chích tạp chất vào tôm
  • Nuôi tôm sạch: Hành trình gập ghềnh
  • 10 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lớn nhất 2011
  • Săn rươi kiếm vài chục triệu đồng mỗi vụ
  • Nạn nhiễm hóa chất tôm: Bỏ quên phần gốc
  • Bất lực với tôm giống kém chất lượng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container