Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tăng hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu cá tra

Sáng 16-5, tại TP Cần Thơ, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) cùng đại diện 40 doanh nghiệp tọa đàm các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu cá tra.

Quang cảnh buổi tọa đàm hỗ trợ DN xuất khẩu cá tra Ảnh: Sáu Nghệ
Quang cảnh buổi tọa đàm hỗ trợ DN xuất khẩu cá tra Ảnh: Sáu Nghệ.

Khát vốn

Điệp khúc vang lên tại buổi tọa đàm là “khát vốn nghiêm trọng”. Báo cáo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, trong 4 tháng đầu năm 2012, các thị trường nhập khẩu cá tra như Mỹ, Nam Mỹ, Trung Quốc đều tăng, nhưng trong nước “toàn bộ chuỗi sản xuất bị thu hẹp và đình đốn, giá giảm, bị đối tác mua hàng ép giá mạnh”.

Nguyên nhân là các ngân hàng đột ngột giảm, thậm chí cắt vốn vay, khiến doanh nghiệp như “bị bịt mũi, khỏe mạnh cũng giãy dụa”.

Về nuôi cá tra, theo báo cáo của VASEP, các doanh nghiệp đã nuôi để tự đáp ứng được 50% nguyên liệu chế biến. Khi thắt chặt tín dụng, hạn mức cho vay bóp lại, nhiều doanh nghiệp lâm cảnh khốn đốn, không có tiền mua thức ăn cho cá. Còn 50% cá tra nguyên liệu nuôi trong dân, tình hình thiếu vốn gay gắt hơn, khiến nhiều hộ đã treo ao và nay chỉ còn khoảng 30% sản lượng.

Theo báo cáo của VASEP, hiện có 136 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, gồm 64 công ty có nhà máy chế biến, còn lại là doanh nghiệp thương mại.

Tất cả đều thiếu vốn lưu động, không đủ tiền mua cá chế biến xuất khẩu thực hiện hợp đồng, không có tiền mua cá dự trữ, nên làm ra sản phẩm độc chiếm thị trường mà giá cả lại do khách hàng quyết định.20 doanh nghiệp có nhà máy chế biến công suất dưới 30 tấn/ngày đang thua lỗ.

Báo cáo của VDB thừa nhận, vốn tín dụng cho cá tra “tương đối lớn, song so với nhu cầu và tiềm năng chưa tương xứng”. Vốn của VDB dành cho sản xuất và kinh doanh cá tra từ năm 2009 đến nay liên tục giảm: Năm 2009 hơn 7.000 tỷ đồng, năm 2010 hơn 6.000 tỷ và năm 2011 hơn 5.000 tỷ.

Tính đến cuối tháng 4, VDB có dư nợ cho vay xây dựng 23 nhà máy là 616 tỷ đồng, bảo lãnh cho 48 doanh nghiệp vay ngân hàng thương mại 378 tỷ đồng để sản xuất, kinh doanh xuất khẩu cá tra.

Thêm 2.000-3.000 tỷ

Đại diện các doanh nghiệp khẩn thiết, để tránh bị đóng cửa, làm sập đổ cả ngành theo dây chuyền, mong VDB hỗ trợ vốn khẩn cấp để chữa căn bệnh đình đốn đã trầm trọng.

 Cụ thể, trong 3 quý cuối năm 2012, hỗ trợ vốn để nuôi, chế biến xuất khẩu khoảng 400.000 tấn cá tra nguyên liệu trong tổng số khoảng 800.000 tấn theo kế hoạch sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, hạ lãi suất cho vay.

Phó tổng giám đốc VDB Trần Phú Minh cho biết, Chính phủ đã chỉ đạo hỗ trợ phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra ĐBSCL. Ông Minh nói: “Trước mắt, trong năm 2012, VDB sẽ cho vay bổ sung thêm 2.000 – 3.000 tỷ đồng”.

Tổng giám đốc VDB Nguyễn Quang Dũng nói rõ chủ trương hỗ trợ là ưu tiên các doanh nghiệp có khả năng phát triển để làm đầu tàu lôi kéo cả ngành cá tra đi lên.

Trong đó, có tính đến khả năng hỗ trợ để mua các doanh nghiệp yếu kém, tránh nguy cơ đổ vỡ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp phải chủ động “rà soát, đánh giá lại tình trạng doanh nghiệp và đề xuất phương hướng cụ thể”.

Ông Dũng nêu điển hình Cty Cổ phần Thủy sản Bình An, gặp khủng hoảng nợ nhưng chủ động cơ cấu lại và có thị trường, có thương hiệu tốt nên ngân hàng đã “áp sát hỗ trợ tháo gỡ khó khăn”.

Về giảm lãi suất, ông Dũng hứa, vài ngày tới, VDB sẽ giảm so với mức hiện nay, chưa đáp ứng được mong muốn của doanh nghiệp nhưng đảm bảo “rẻ nhất” trong hệ thống ngân hàng.

(Theo Tiền phong)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
  • Người nuôi tôm vẫn sử dụng chất cấm xử lý ao
  • Khuyến khích tư nhân chế biến xuất khẩu thủy sản
  • Nghề nuôi cá tra ĐBSCL: Mục tiêu càng cao, thách thức càng lớn
  • “Ma trận” bơm chích tạp chất vào tôm
  • Nuôi tôm sạch: Hành trình gập ghềnh
  • 10 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lớn nhất 2011
  • Săn rươi kiếm vài chục triệu đồng mỗi vụ
  • Nạn nhiễm hóa chất tôm: Bỏ quên phần gốc
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container