Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp thuỷ sản “toát mồ hôi”!

Nhật Bản là một trong 10 thị trường chiếm tới 80% khối lượng lẫn giá trị tôm nhập khẩu của Việt Nam. Mới đây các cơ quan chức năng Nhật Bản đã quyết định tăng tần suất kiểm tra chất Trifluralin lên mức 100% lô hàng tôm Việt Nam nhập khẩu khiến hàng loạt DN thủy sản “toát mồ hôi”.   

Cảnh báo từ lâu...


10 DN xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam vừa phải ngồi lại tại trụ sở VASEP bức xúc với công luận về vấn đề nghiêm trọng này.

Trifluralin là một hóa chất dùng trong bảo vệ thực vật (thuốc diệt cỏ) nhưng gần đây lại có trong nuôi trồng thủy sản (diệt nấm, tảo, rong rêu). Trong khi đó, Nhật Bản quy định dư lượng của Trifluralin không được vượt quá 0.001 ppm.

Giữa tháng 9, Nhật Bản đã cảnh báo về việc tôm Việt Nam xuất sang nước này có dư lượng Trifluralin và nâng mức kiểm soát hóa chất này từ 0% lên 30%. Tuy nhiên trong hai tháng 9 và 10.2011 có 3 lô tôm Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản bị phát hiện dư lượng Trifluralin với mức 0.002 ppm, 0.009 ppm và 0.030 ppm, vượt ngưỡng cho phép của Nhật Bản là 0.001 ppm. Vì vậy Nhật đã quyết định nâng mức kiểm soát lên 100% với tất cả các lô hàng tôm nhập khẩu từ Việt Nam.

Theo ông Trương Đình Hòe (Tổng Thư ký VASEP), hiện nhiều khách hàng Nhật Bản đã đòi giảm giá xuất khẩu. Thậm chí, nhiều nhà nhập khẩu Nhật Bản quay lưng để tìm đến các đối tác láng giềng của Việt Nam.

DN có kiểm soát nổi không? Ông Ngô Văn Nga, TGĐ Cty TNHH kinh doanh chế biến thủy sản và xuất nhập khẩu cho hay, mỗi container của DN xuất đi có tới cả triệu con tôm, đến từ nhiều ao nuôi, thậm chí vùng nuôi khác nhau, không thể kiểm soát hết được?

“Thú thật khi họ đã tiến hành kiểm tra 100% lô hàng tôm, thì không biết có chuyện gì xảy ra không? Nếu bị trả lại, cứ mỗi container tôm, chúng tôi sẽ thiệt hại tới 10.000USD cho các chi phí đưa đi, đưa về, phí bốc xếp lên xuống tàu, phí lưu kho...”. Ông Nga thở hắt ra.

Còn ông Trần Thiện Hải (Chủ tịch VASEP) thì lặp đi lặp lại 2 từ “thảm họa”: “ Nếu tiếp tục phát hiện nhiều lô hàng chứa Trifluralin nữa thì Nhật Bản có thể cấm nhập khẩu tôm từ Việt Nam. Sẽ là thảm họa cho ngành. Sẽ là thảm họa...!”.

Nhật là 1 trong 10 thị trường nhập khẩu tôm chủ lực của Việt Nam (10 thị trường này chiếm tới 80% khối lượng và giá trị tôm xuất khẩu của Việt Nam năm 2009). Theo VASEP, từ đầu năm đến nay, thị trường Nhật Bản nhập khẩu khoảng 40.000 tấn tôm sú, dự kiến trong 2 tháng cuối năm, Nhật Bản cần nhập khoảng 10.000 tấn tôm sú của Việt Nam.

Cấm trên... giấy

VASEP cho rằng, tôm xuất khẩu của DN chứa dư lượng Trifluralin là do các hộ nuôi tôm sử dụng các sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi có chứa chất này.

Thực ra từ tháng 4.2010 Bộ NNPTNT đã có thông tư 20 cấm sử dụng hoạt chất Trifluralin trong sản xuất, kinh doanh thủy sản. Báo Lao Động ngày 14.10 đã có bài cảnh báo về nguy cơ do chất Trifluralin mang đến cho XK tôm của Việt Nam. Tuy nhiên việc kiểm soát hàng trăm ngàn hộ nuôi thủy sản không dùng chất này là điều khó khăn. Thậm chí, theo ông Hòe, cuối tháng 10 vừa qua, thị sát tình hình mua bán các loại thuốc có hoạt chất Trifluralin ở một số tỉnh vùng bán đảo Cà Mau, VASEP còn phát hiện Trifluralin vẫn được bày bán công khai trong nhiều đại lý thuốc thú y thủy sản mà chả ai thu, phạt.

Bức xúc cung cách quản lý này đến mức một đại diện VASEP ý kiến rằng nên kiện các cơ quan cấp phép cho nhập khẩu Trifluralin. Tuy nhiên chất này lại được phép sử dụng trong trồng trọt (thuốc diệt cỏ). Vấn đề là kiểm soát ngay từ khâu nuôi.

Các DN kiến nghị VASEP cần đẩy mạnh phối hợp với Tổng cục Thủy sản, Cục Thú y có chiến dịch kiểm soát chặt chẽ các sản phẩm có chứa Trifluralin dùng cho thủy sản. Theo ông Hòe, trong vòng 3 tháng tới, nếu không kiểm soát triệt để được Trifluralin trên tôm cũng như các sản phẩm thủy sản nuôi trồng khác thì sẽ nguy lắm!

(Báo Lao Động)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container