Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đối tác ra đi, cá nóc ở lại

Hơn 50 tấn cá nóc xuất khẩu nằm trong một đề án của Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn hiện đang tồn kho do đối tác Hàn Quốc biến mất.

Đề án thí điểm mở rộng khai thác, thu mua, chế biến cá nóc, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm để xuất khẩu, được Bộ NN-PTNT triển khai vào cuối năm 2009. Mục tiêu của đề án là đến năm 2010, Việt Nam sẽ đưa sản lượng chế biến các mặt hàng có giá trị gia tăng từ cá nóc (puffer fish) đạt 800 - 1.000 tấn với giá bán bình quân là 5 - 10 USD/kg, đến năm cuối của đề án là 2012 có thể đạt giá trị kim ngạch từ 4 - 10 triệu USD. Dự án được thực hiện trong 3 năm từ 2010 - 2012 tại 5 địa phương là Quảng Ninh, Nghệ An, Phú Yên, Khánh Hòa và Kiên Giang. Công ty Poseidon Seafood Co., Ltd Co (Hàn Quốc) là doanh nghiệp được Bộ NN-PTTN chỉ định trực tiếp tiêu thụ cá nóc tại tỉnh Kiên Giang.

Tỉnh Kiên Giang đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện đề án và Công TNHH Mai Sao (KCN Tắc Cậu, H.Châu Thành, Kiên Giang) là một trong hai doanh nghiệp được chọn, cho phép chế biến cá nóc, 4 doanh nghiệp, cơ sở được phép thu mua cá nóc là Công ty TNHH Thịnh Giàu, DNTN Kim Quy, Cơ sở hải sản Dũng Sơn và Trần Ngọc Danh ở TP.Rạch Giá. Công ty Mai Sao đã đầu tư trên 1 tỉ đồng để mua sắm thiết bị chế biến và thu mua 60 tấn cá nóc chế biến xuất khẩu. Theo ông Thiên, quá trình thu mua và chế biến cá nóc của công ty đều có sự giám sát của đại diện Công ty Poseidon Seafood và các ngành chức năng của địa phương. Nhưng đến nay, khi hàng đã xong thì việc xuất khẩu cá nóc lại gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp thu mua và chế biến đang rất lo âu khi cá không xuất được do Công ty Poseidon Seafood ngưng thu mua. Theo Poseidon Seafood, lý do ngưng mua là khi chế biến, Công ty Mai Sao chưa xử lý triệt để môi trường sản xuất. Nhưng theo ông Thiên khẳng định, vấn đề này đã được ngành chức năng tỉnh Kiên Giang kiểm định là đủ điều kiện.

Ông Thiên cho biết thêm, qua nhiều lần Công ty Mai Sao và địa phương kiến nghị, Poseidon Seafood mới chịu thu mua một lô hàng đầu tiên với 22,7 tấn cá nóc đã sơ chế. Hiện Mai Sao còn tồn kho 57 tấn cá nóc đã gần 5 tháng vẫn không xuất được. “Poseidon Seafood đã đưa ra nhiều lý do về rào cản kỹ thuật, chất lượng để từ chối khéo, và một số lý do khác đều do nhà nhập khẩu đưa ra, chứ thật sự là họ đã vi phạm hợp đồng với chúng tôi”, ông Thiên nói.

Việc Bộ NN-PTNT chỉ chọn một công ty nước ngoài thu mua cá nóc của Kiên Giang đã tạo cho họ thế độc quyền, tùy tiện chèn ép doanh nghiệp trong nước. Theo ông Thiên, qua khảo sát ở Hàn Quốc, các doanh nghiệp của nước này phải nhập cá nóc của Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc với giá từ 3 đến 5 USD/kg.

Ông Lâm Hoàng Sa, Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, cho biết việc Công ty Poseidon Seafood độc quyền thu mua là do Bộ NN-PTNT chỉ định và hiện nay thì Poseidon Seafood đã không còn liên lạc được. UBND tỉnh Kiên Giang đã ký công văn gửi Bộ NN-PTNT có hướng giải quyết để không gây thiệt hại cho doanh nghiệp được chỉ định thí điểm thực hiện dự án.

(Thanh niên)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
  • Xã triệu phú tôm sú
  • Nhìn lại ngành xuất khẩu thuỷ sản năm 2010
  • Nguy cơ thiếu hụt cá tra nguyên liệu
  • Người nuôi cá tra sẽ được lợi
  • Cơ hội nhìn lại cá tra của mình
  • Đưa cá tra Việt Nam ra khỏi “danh sách đỏ”, WWF khuyến cáo người tiêu dùng thế giới: Hãy sử dụng cá tra Việt Nam
  • Nuôi trồng thủy sản tại Hà Nội: Thua thiệt vì nguồn nước
  • Tôm giúp ngành thuỷ sản vượt khó
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container