Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đừng từ bỏ cá tra

Ông Howard Johnson từ Hiệp hội Nghề cá bền vững (SFP) của Anh đã lên tiếng bảo vệ con cá tra Việt Nam.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) dẫn bài viết của ông Howard Johnson từ Hiệp hội Nghề cá bền vững (SFP) của Anh cho biết: “Sản lượng cá tra thế giới tăng gấp 10 lần từ năm 2002 đến nay và hiện đạt gần 1,5 triệu tấn, chủ yếu của Việt Nam. Sự phát triển nhanh như vậy không phải là không có ảnh hưởng. Tuy nhiên, SFP tin rằng, có thể kiểm soát các vấn đề nảy sinh từ sự phát triển quá nhanh này nhờ việc tăng cường quản lý trong khu vực và sự kiểm soát nguồn nước sử dụng cũng như thức ăn”.

Theo ông Johnson, hiện tại, SFP không khuyến khích các công ty từ bỏ cá tra như một số tổ chức khác đã làm, vì vấn đề không phải là liên quan đến an toàn thực phẩm mà là quản lý và kiểm soát về môi trường. WWF trong khi đưa cá tra vào danh sách đỏ đã chú thích rằng việc này chỉ liên quan đến khâu quản lý.

Ông Johnson đưa ra một loạt câu hỏi: “Phải chăng những vụ công kích mới đây của một số tổ chức nhằm gây hoang mang cho người tiêu dùng về vấn đề an toàn của cá tra? Phải chăng những nỗ lực này nằm trong chiến dịch lớn nhằm hạn chế thị phần của loài cá này tại thị trường Mỹ?”. Đồng thời cho biết: “Năm 2009 cá tra đã lọt vào top 10 loài thuỷ sản được tiêu thụ nhiều nhất do Hiệp hội Thuỷ sản Mỹ chọn. Đó là minh chứng cho sự phổ biến ngày càng rộng rãi của loài cá thịt trắng thơm ngon này”.

Trong 3 năm qua, SFP đã tham gia nhiều vào các vấn đề của cá tra Việt Nam, bắt đầu từ việc phối hợp với Đại học Cần Thơ kiểm tra chất lượng nước.

Hiện nay, SPF đang lập Dự án Cải thiện Nuôi trồng thuỷ sản (AIP) ở Việt Nam, không chỉ phối hợp với các nhà sản xuất, chế biến trong nước mà cả với các khách hàng lớn ở châu Âu và Mỹ.

Mục tiêu cuối cùng công việc của SFP ở Việt Nam nhằm khuyến khích sự giám sát và quản lý phù hợp trong khu vực cũng như khuyến khích các trại nuôi tuân thủ các tiêu chuẩn nhãn sinh thái đã được công nhận.

Các nhà chế biến và các trại nuôi sẽ phối hợp để giảm ảnh hưởng của các trại nuôi thông qua việc phân vùng quy hoạch, kiểm soát và giám sát tốt hơn./.

(VOV)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
  • Trồng lúa, nuôi cá tra theo hướng bền vững
  • WWF ngay lập tức phải gỡ cá tra Việt Nam khỏi sách đỏ
  • ASC - Bộ tiêu chuẩn mới cho thủy sản có ý nghĩa như thế nào?
  • Nguyên liệu thủy sản: Cần giải pháp căn cơ
  • Tôm lại gặp rào cản
  • Đến 2015 xuất khẩu thủy sản đạt gần 7 tỷ USD
  • Dư lượng kháng sinh Trifluralin ở tôm: Nước đã đến... chân!
  • Cá tra Việt Nam không phải loại cần được bảo vệ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container