Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giá thủy sản sẽ còn giảm đến cuối năm

Theo ước tính của FAO, giá nhiều mặt hàng thủy sản sẽ tiếp tục giảm trong 6 tháng tới do nguồn cung không giảm nhanh.

Năm 2008, sản lượng thủy sản thế giới tăng nhẹ trong khi giao dịch thương mại lại chạm kỷ lục. Triển vọng đối với năm 2009 có khả năng không lạc quan bằng năm ngoái do giá các mặt hàng giảm tạo xu thế đi xuống.

Sản lượng thủy sản thế giới (không tính rong biển và động vật có vú như cá voi) ước tính đạt 146,1 triệu tấn trong năm 2008, tăng nhẹ so với năm 2007.

Sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng 2,5% lên 51,6 triệu tấn trong khi sản lượng đánh bắt vẫn duy trì ổn định ở mức khoảng 90 triệu tấn. Theo những tính toán hiện nay, các sản phẩm từ nuôi trồng thủy sản đóng góp 45% vào tổng cung.

Tuy nhiên, do giá thành giảm một số loại thủy sản quan trọng được nuôi trồng như như cá tra, cá ba sa Việt Nam trong hai năm 2008 và 2009 cũng khiến cung giảm và khối lượng giao dịch thấp hơn, hiện dưới mức chỉ tiêu dự đoán trong năm 2009.

Năm 2008 là năm kỷ lục đối với giao dịch thương mại thủy sản với giá kim ngạch nhập khẩu lần đầu tiên vượt 100 tỷ USD.

Trung Quốc vẫn giữ vững vị trí nhà xuất khẩu thủy sản số 1 thế giới với kim ngạch 10,2 tỷ USD trong năm 2008. Trong khi đó, Nhật Bản trở lại vị trí nhà nhập khẩu hàng đầu trong năm 2008 sau khi để tuột vị trí này vào tay Mỹ trong năm 2007, điều này phần nào nhờ đồng yen Nhật tăng giá. Các nước EU chiếm hơn 40% giá trị nhập khẩu trên thế giới nhưng con số này bao gồm cả thương mại giữa các nước EU.

Một nửa xuất khẩu thủy sản trên thế giới bắt nguồn từ các nước đang phát triển trong khi 80% nhập khẩu thuộc về các nước phát triển. Xuất khẩu ròng từ các nước đang phát triển đạt mức 25,4 tỷ USD trong năm 2008. Các sản phẩm từ cá là một nguồn thu ngoại tệ quan trọng tại các nước đang phát triển.

Triển vọng của ngành thủy sản trong năm nay bị chi phối bởi nhiều mối lo ngại về tác động của khủng hoảng kinh tế đến nhu cầu tiêu dùng và giá cả. Doanh số chậm chạp tại tất cả những thị trường lớn cùng với sức ép giá và lợi nhuận đang khiến hầu hết các mặt hàng thủy sản phải chịu áp lực lớn.

Tiêu thụ thủy sản tính trên đầu người vẫn ổn định ở mức 16,9kg trong năm 2008, trong đó 8,5 kg thuộc về thủy sản đánh bắt, phần còn lại thuộc về nuôi trồng thủy sản.

Giá hầu hết các loài thủy sản đều giảm cũng góp phần ổn định mức tiêu thu, mặc dù sức mua giảm đang khiến nhiều người tiêu dùng ở nhiều quốc gia cắt giảm hầu bao và chuyển hướng sang những chọn lựa rẻ hơn.

Theo ước tính của FAO, giá thủy sản cao chưa từng thấy vào tháng 9 năm ngoái, nhưng đã giảm mạnh kể từ đó. Trong tháng 2 năm nay, giá thành đã giảm 3,4% so với một năm trước và giảm 10,2% kể từ mức đỉnh vào tháng 9. Dù nguồn cung được dự đoán sẽ giảm, nhưng sự điều chỉnh này có thể mất nhiều thời gian. Vì thế, giá thủy sản tiếp tục suy yếu trong 6 tháng tới.

Triển vọng với cá tra, basa Việt Nam:

Người nông dân nuôi cá tra tại khu vực ĐBSCL gặp nhiều bất lợi vì giá cá tra giảm xuống chỉ còn 0,92 USD/kg (gần 17.000 đồng/kg). Người dân phải tạm ngừng thu hoạch cá trong lúc không có người mua. Sản lượng trong năm 2009 vì vậy sẽ thấp hơn so với năm ngoái, cho dù đã có lúc sản lượng ước tính sẽ tăng lên 1,5 triệu tấn trong năm nay.

Tuy nhiên, xuất khẩu sang EU, thị trường chính của cá tra Việt Nam, tiếp tục tăng trong năm 2008 chiếm khoảng 1/3 kim ngạch xuất khẩu và 40% giá trị xuất khẩu. Mức tăng này phần lớn nhờ Tây Ban Nha, thị trường lớn nhất của của Việt Nam tại EU với mức tăng gần 30%.

Tuy nhiên, Việt Nam cũng thành công trong việc khai thác thị trường mới như xuất khẩu sang Nga trong năm 2008 tăng gấp đôi lên 118 nghìn tấn. Thị trường Ukraine và Ai Cập cũng cho thấy tiềm năng tăng trưởng cao hơn khi tăng gấp 3 vào năm ngoái. Xuất khẩu sang Mỹ cũng tăng trong năm 2008. Năm ngoái, xuất khẩu cá tra tăng 48% về giá trị lên 1,5 tỷ USD và tăng 66% về khối lượng lên 640.000 tấn.
 
(Vinanet)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
  • Công nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu: Tìm lối đi riêng
  • Phát triển ngành thủy sản bền vững
  • Nguyên nhân chính khiến xuất khẩu thuỷ sản 5 tháng đầu năm giảm
  • Xuất khẩu thủy sản: Cần một chiến lược phát triển dài hạn
  • Thủy sản gặp khó
  • Hàn Quốc - thị trường tiềm năng tiêu thụ thuỷ sản Việt Nam
  • Sản xuất, chế biến thức ăn thủy sản: Bỏ quên sân nhà!
  • Đến năm 2010: 100% doanh nghiệp chế biến thủy sản phải đáp ứng tiêu chuẩn ATVSTP
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container