Ngành công nghiệp thuỷ sản của Nam Phi trị giá khoảng 2 tỷ rand mỗi năm, đánh bắt chủ yếu bằng tàu đánh cá lưới. Các loại thủy sản nước sâu đánh bắt chủ yếu gồm cá ‘hake’, cá ‘bơn’ (sole) và cá chuối biển ‘kingklip’, chiếm tới 46% sản lượng đánh bắt.
Nam Phi có bờ biển dài hơn 3200 km, nối hai dải bờ biển phía đông và phía tây của lục địa châu Phi tại Cape Town. Bờ biển Nam Phi có mức đa dạng sinh học rất cao, với hơn 10000 loài động thực vật biển được ghi chép lại. Vùng biển phía tây đánh bắt các loại cá như ‘hake’, ‘anchovy’, ‘sardine’, cá thu ‘horse mackerel’, cá ngừ ‘tuna’, ‘snoek’, tôm hùm ‘rock lobster’ và bào ngư ‘abalone’. Vùng bờ biển phía đông chủ yếu đánh bắt mực, và câu cá.
Ngành công nghiệp thuỷ sản của Nam Phi trị giá khoảng 2 tỷ rand mỗi năm, đánh bắt chủ yếu bằng tàu đánh cá lưới. Các loại thủy sản nước sâu đánh bắt chủ yếu gồm cá ‘hake’, cá ‘bơn’ (sole) và cá chuối biển ‘kingklip’, chiếm tới 46% sản lượng đánh bắt. Các loại cá đánh bắt gần mặt nước biển những năm gần đây tăng trưởng không ổn định, cá ‘mòi cơm’ (pilchard), cá ‘anchovy’ và cá ‘mắt đỏ’ (red eye) chiếm 23% sản lượng đánh bắt. Tôm hùm đá ‘rock lobster’ chiếm 11%, đánh bắt bằng cần câu chiếm 13% sản lượng. Bào ngư và cá nuôi chiến tỷ trọng rất nhỏ.
Bộ Nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp Nam Phi đã giảm số lượng đánh bắt cá ‘sardine’ và cá ‘hake’ trong những năm gần đây. Sản lượng được phép đánh bắt hai loại cá này hiện nay là 150 000 tấn/năm so với mức 450 000 tấn/năm của 4 năm trước đây. Từ tháng 2/2008, Bộ Môi trường Nam Phi đã ban hành lệnh cấm đánh bắt bào ngư do số lượng loài này đang suy giảm nghiêm trọng tại vùng biển của Nam Phi.
Nam Phi nhập khẩu thuỷ sản khoảng 200 000 ngàn tấn/năm, trị giá khoảng 700 triệu rand (100 triệu USD) từ năm 2000 – 2004.
Người dân Nam Phi có tập quán ăn thịt nhiều hơn thuỷ sản. Sản lượng thuỷ sản đánh bắt hàng năm được kiểm tra ngặt nghèo để bảo vệ nguồn tài nguyên biển.
Theo số liệu Bộ Công Thương Nam Phi công bố, năm 2008, Nam Phi nhập khẩu thuỷ sản đạt khoảng 859 triệu rand (tương đương khoảng 110 triệu USD). Các nước xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất vào Nam Phi là Ấn Độ (194 triệu rand), New Zealand (85 triệu rand), Na uy (65 triệu rand), Trung Quốc (85 triệu rand), Mozambique (42 triệu rand), Thái Lan (40 triệu rand),…, Việt Nam (8 triệu rand). Việt Nam đứng thứ 19 trong số các nước xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất vào Nam Phi.
Năm 2008, Nam Phi xuất khẩu thuỷ sản đạt khoảng 3,8 tỷ rand (tương đương khoảng 500 triệu USD). Các thị trường xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất của Nam Phi gồm: Tây Ban Nha (970 triệu rand), Ý (600 triệu rand), Hongkong (391 triệu rand), Mỹ (221 triệu rand), Nhật Bản (319 triệu rand), Bồ Đào Nha (198 triệu rand),…, Việt Nam (2,1 triệu rand).
Các loại thuỷ sản nhập khẩu vào Nam Phi đều cần giấy phép nhập khẩu, chứng nhận kiểm dịch ‘phytosanitary certificate’, chất lượng phải đảm bảo không gây hại cho người tiêu dùng và phải tuân thủ tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm của Nam Phi.
Về cơ bản cả Việt Nam và Nam Phi đều là những nước xuất khẩu hàng thuỷ sản. Mozambique là nước xuất khẩu thuỷ sản tươi sống và đông lạnh khá lớn vào Nam Phi. Tuy nhiên do đặc điểm địa lý, môi trường sinh thái khác nhau nên có sự khác biệt về chủng loại thuỷ sản giữa Việt Nam, Nam Phi và Mozambique. Việt Nam có thể đưa sang thị trường Nam Phi một số loại thuỷ sản mà Nam Phi không có, đặc biệt là các loại cá và tôm nước ngọt.
Thitruongnuocngoai
(Internet)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com