Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sẽ áp dụng tiêu chuẩn VietGap cho cá tra

Hiện mặt hàng cá tra chịu nhiều sức ép về tiêu chuẩn cũng như từ những đối thủ cạnh tranh khác. Trong ảnh, cá tra đang được chế biến ở một nhà máy. Ảnh: TL.

Theo Tổng cục Thủy sản, trong thời gian tới người nuôi cá tra bắt buộc phải áp dụng tiêu chuẩn VietGap (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt). Đây là tiêu chuẩn được xây dựng trên nền tảng cả GlobalGap và được chứng nhận miễn phí cho người nuôi.

Ông Nguyễn Tử Cương, nguyên Cục trưởng Cục quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản (Nafiqad) - một trong những người góp ý về quy trình xây dựng VietGap cho cá tra, cho biết khi áp dụng VietGap thì đồng nghĩa với việc ngành nuôi cá tra đáp ứng được những tiêu chí đảm bảo dịch bệnh, an toàn môi trường, an sinh xã hội và truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.

“Áp dụng VietGap sẽ đưa nghề nuôi cá tra vào nền nếp và qua đó từng bước thay thế những tiêu chuẩn như GlobalGap, ASC… đang được nhiều tổ chức phi chính phủ kêu gọi ngành thủy sản thực hiện và thu phí rất cao cho mỗi lần áp dụng”, ông Cương nói.

Theo ông Cương sau khi áp dụng VietGap cho cá tra sẽ áp dụng VietGap cho những thủy sản nuôi trồng khác như nghêu, tôm.

Còn ông Lê Chí Bình, Phó chủ tịch Hiệp hội Nghề nuôi và chế biến thủy sản An Giang, cho rằng nếu áp dụng VietGap cho cá tra sẽ là một bước cần thiết để con cá tra đi đến sự ổn định, phát triển bền vững hơn trong những năm tới.

“Mặc dù mỗi thị trường như châu Âu, Mỹ, Nhật đòi hỏi mỗi tiêu chí, mỗi code khác nhau nhưng có một quy định chung là phải truy xuất được nguồn gốc sản xuất, mà theo tôi biết đây là một trong những tiêu chí mà Tổng cục Thủy sản hướng tới khi xây dựng VietGap”, ông Bình nói.

Theo ông Cương, hiện ngành nuôi trồng thủy sản nước ta đang áp dụng một số tiêu chuẩn như GlobalGap, ASC (nuôi thủy sản nước ngọt không ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên) trong đó, người nuôi muốn được chứng nhận tiêu chuẩn này phải bỏ ra số tiền khoảng 7.500 đô la Mỹ cho 1 lần chứng nhận trong thời hạn 1 năm. Để được chứng nhận MSC của Hội đồng Bảo tồn biển quốc tế (Marine Stewardship Council – MSC) thì người nuôi phải trả 100.000 đô la Mỹ ở lần đầu chứng nhận với thời hạn 1 năm và 12.000 đô la Mỹ/năm trong những lần chứng nhận sau. Địa phương được chứng nhận MSC của nước ta là nghêu Bến Tre.

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
  • ‘Trúng quả’ mà vẫn lo
  • 4 giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cá tra
  • Xuất khẩu cá tra: Tiền hung hậu có kiết?
  • Cá chết hàng loạt trên vịnh Cam Ranh
  • Chung quanh việc nghêu chết hàng loạt ở Tiền Giang
  • Cá tra được giá, doanh nghiệp vẫn lo
  • Xuất khẩu thủy sản năm 2011: Kim ngạch cao, lợi nhuận thấp
  • Nhiều ẩn họa khi thiếu giống
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container