Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất khẩu cá tra: Tiền hung hậu có kiết?

Mặc dù phải đối phó với nhiều khó khăn, từ nguy cơ kiểm soát cá da trơn từ Mỹ đến giá nguyên liệu, chi phí tăng cao, nhưng xuất khẩu cá tra vẫn đạt nhiều kết quả khả quan. Mặc dù vậy, tương lai của con cá tra trong năm nay vẫn không hẳn đã sáng sủa.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) dự đoán thị trường xuất khẩu cá tra của Việt Nam thu hẹp lại chỉ còn 63% trong năm 2011. Bên cạnh đó, các nước trong khu vực cũng đang nổi lên thành những đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt Nam.

Phòng bị cho việc đối phó với những đối thủ cạnh tranh tương lai, VASEP đã bắt đầu đề ra nhóm giải pháp ngay từ cuối năm 2011 để giữ được vị trí hàng đầu của con cá tra Việt Nam khi “xuất ngoại”.

Tuy nhiên, giá nguyên liệu trong nước hiện nay vẫn chưa hạ nhiệt. Giá cá tra nguyên liệu đã tăng lên mức 28.500 - 28.800 đồng/kg, trong khi, thời điểm thu hoạch cá tra chưa tới. Đầu vào nuôi cá tăng cộng với việc các doanh nghiệp (DN) tranh nhau mua cá là nguyên nhân đẩy giá cá nguyên liệu tăng cao.

Trong khi đó, VASEP dự báo từ nay cho đến cuối năm, nguyên liệu sẽ vẫn thiếu. Ước tính, sản lượng nguyên liệu năm nay chỉ đạt khoảng 800.000 tấn cho xuất khẩu, từ nay đến cuối năm còn khoảng 500.000 tấn và sẽ có dấu hiệu thiếu hụt mạnh trong quý III.

Theo ông Dương Ngọc Minh, Chủ tịch Ủy ban Cá nước ngọt, do giá nguyên liệu tăng cao nên hiện giá thành sản xuất cá tra đã xấp xỉ 3,4USD/kg.

Với lãi suất vay ngân hàng dao động ở mức 18 - 21% cùng với giá thu mua nguyên liệu cao, nên nếu xuất khẩu cá tra loại 1 sang EU với giá 3,4USD/kg rất khó có lời.

Tuy nhiên, nếu giá cá tra tiếp tục tăng quá nhanh, vượt mức 3,6USD/kg (ngoại trừ thị trường Mỹ) sẽ giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường so với các loại cá khác như tilapia (họ cá rô phi) hay cá pollack (nguồn gốc từ Nhật), ông Minh nói.

Tuy nhiên, tình hình cũng có những tín hiệu khả quan. Chẳng hạn, lần đầu tiên các DN xuất khẩu cá tra Việt Nam có khả năng đàm phán giá với khách hàng. Mới đây, VASEP tiến hành kiểm tra các bảng giá của 5 nước xuất khẩu chủ lực sản phẩm cá philê vào EU là Việt Nam, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nga và Argentina.

Kết quả cho thấy, giá cá tra Việt Nam có ảnh hưởng lớn đối với tất cả các nước trong nhóm này. Mặt khác, tình trạng các DN vi phạm giá sàn cũng đã giảm. Lượng hàng tồn kho của các DN trong tháng 3/2011 đã được xuất hết.

Theo khảo sát, sản lượng cá tra nuôi từ nay đến cuối năm 2011 ước đạt trên 500.000 tấn, trong đó các hộ dân đạt khoảng 265.000 tấn; các DN khoảng 280.000 tấn. Kim ngạch xuất khẩu cá tra năm nay có thể đạt 1,3 tỷ USD.  

(Doanh Nhân Sài Gòn)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
  • Cá chết hàng loạt trên vịnh Cam Ranh
  • Chung quanh việc nghêu chết hàng loạt ở Tiền Giang
  • Cá tra được giá, doanh nghiệp vẫn lo
  • Xuất khẩu thủy sản năm 2011: Kim ngạch cao, lợi nhuận thấp
  • Nhiều ẩn họa khi thiếu giống
  • Chi phí tăng, nông dân nuôi cá tôm vẫn có lãi
  • "Cửa mở" cho thủy sản Việt Nam sang Nhật
  • Diêm dân đổ xô nuôi artemia
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container