Giả sử rằng các nhà sản xuất cá tra Việt Nam sẽ làm theo ngành tôm Thái Lan - trả tiền cho người nuôi tôm Mỹ. Chính phủ Mỹ sẽ nhận khoản tiền này dưới dạng thuế chống bán phá giá. Đổi lại, những người nuôi cá da trơn Mỹ, giống như ngư dân tôm Mỹ, sẽ chấm dứt việc thuyết phục chính phủ xây dựng rào cản thương mại ngay từ đầu.
Dù gợi ý này có mở ra hướng đi mới cho các nhà sản xuất cá tra Việt Nam hay không, nhưng rõ ràng nó không thể xua tan nỗi thất vọng họ đang chịu đựng.
Quyết định cho rằng cá basa và cá tra (Pangasius bocourti và Pangasius hypophthalmus nuôi ở Việt Nam không ngừng gia tăng lượng xuất khẩu sang Mỹ) phải được hợp pháp hóa dưới tên gọi cá da trơn có thể đem tới những hậu quả nghiêm trọng. Pháp chế bao gồm Đạo luật Farm Bill Mỹ đang hoàn thiện bước đầu việc thi hành sẽ chuyển nhượng quyền thực thi pháp lý cá da trơn nhập khẩu vào Mỹ (bao gồm cá tra) từ Cục Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) sang Bộ Nông nghiệp (USDA).
Theo kế hoạch, việc thay đổi này sẽ diễn tra trong 18 tháng. Do đàm phán hiệp định quốc tế về thanh tra thực phẩm kéo dài 2-5 năm, nên sự thay đổi đột ngột này sẽ khiến việc nhập khẩu cá tra Việt Nam bị gián đoạn trong suốt tiến trình đàm phán.
Tuy nhiên, quan trọng hơn nữa, cá tra tại Việt Nam phải được nuôi theo phương pháp và tuân theo đúng tiêu chuẩn áp dụng với cá da trơn tại Đông Bắc Mỹ. Điều này hoàn toàn gây khó khăn cho việc nhập khẩu cá tra Việt Nam do những điều kiện này rất khó đáp ứng.
Ví dụ, cá da trơn Mỹ được nuôi trong các ao nông và nước giếng khoan, mà trong môi trường đó cá tra Việt Nam không thể tồn tại do chúng vốn được nuôi trên mặt nước sông Mê Kông. Hơn nữa, thức ăn của cá da trơn nuôi tại Mỹ hoàn toàn khác với cá tra tại Việt Nam, phương pháp nuôi cũng khác biệt.
Dự thảo đầu tiên của Đạo luật Farm Bill sẽ sớm được công bố và lấy ý kiến phê bình trong sáu tháng, sau đó được đưa ra Quốc hội. Nếu Đạo luật này được thi hành, việc cá tra tồn tại ở thị trường Mỹ là điều rất khó nói.
Hiện, ngành cá da trơn ở Mỹ đang đấu tranh quyết liệt để ngăn chặn sự cạnh tranh của cá tra nhập khẩu.
Theo luật 2003, cá tra Việt Nam không được phép lấy tên gọi “catfish” tại Mỹ. Đây vốn là quyết định phi lý, do về mặt khoa học, cá tra cũng được xếp vào loại cá da trơn. Do đó, các nhà xuất khẩu Việt Nam đã thống nhất với các nhà phân phối và nhập khẩu Mỹ, gọi loài cá này là cá tra, tên tiếng Anh là basa hoặc swai.
Thứ hai, một số rào cản thương mại đã được ban hành sau khi Bộ Thương Mại Mỹ nói rằng cá tra bị bán phá giá tại thị trường Mỹ, hay nói cách khác là bị bán với giá thấp hơn chi phí sản xuất tại Việt Nam. Đây có lẽ là lời biện minh của quan điểm cho rằng giá nhà cung cấp cá tra bán tại Mỹ hiện nay quá thấp để các nhà sản xuất kiếm lời.
Mặt khác, một số các nhà sản xuất cá tra đang cân nhắc việc hướng tới mục tiêu cao hơn của thị trường. Một trong các mặt hàng được xem xét nhận giải thưởng chất lượng tại Hội chợ Thủy sản quốc tế Boston 2010 được công bố ngày 26/2 bao gồm Splash! Coated và Crusted Swai của công ty Clear Springs Foods.
Chính phủ Mỹ đã áp thuế chống bán phá giá lên hàng thủy sản xuất khẩu của nhiều quốc gia, đầu tiên là cá hồi nuôi Atlantic của Na Uy cách đây 20 năm; do đó người ta nghi ngờ rằng những rào cản này rõ ràng được Mỹ ban hành để bảo vệ các nhà sản xuất nội địa.
Tuy nhiên, bất chấp các biện pháp của Mỹ - bảo hộ hay không bảo hộ, cá tra Việt Nam – hay cá da trơn - tên gọi mà chúng ta cần sử dụng lại, xuất sang Mỹ không chỉ tồn tại mà còn được tiêu thụ mạnh. Năm 2009, Việt Nam xuất khẩu 41.609 tấn cá tra (1,34 triệu USD) sang Mỹ, tăng hơn 70% về sản lượng và giá trị so với năm 2008.
Bây giờ, ngành kinh doanh này có thể hoàn toàn biến mất, và không chỉ ngành cá tra Việt Nam phải chịu thiệt hại nghiêm trọng, mà người tiêu dùng Mỹ sẽ buộc phải chấm dứt mua cá trắng với giá cạnh tranh tại thời điểm kinh tế khó khăn này.
(vasep)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com