Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thái Lan sửa đổi các tiêu chuẩn đối với tôm

Trách nhiệm xã hội và phúc lợi xã hội là hai trong số các tiêu chí quan trọng của dự thảo tiêu chuẩn Thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt (GAP) sửa đổi nhằm đảm bảo cho ngành xuất khẩu tôm của Thái Lan.

Tiêu chuẩn GAP mới, được Cục Thuỷ sản Thái Lan sửa đổi từ năm 2003 với mục đích nâng cao các tiêu chuẩn xuất khẩu và đảm bảo tôm đáp ứng yêu cầu về độ tươi theo đề nghị từ phía khách hàng nước ngoài. Các vấn đề như sản xuất tôm sạch, mang lại phúc lợi cao với môi trường nuôi không gây ô nhiễm, không sử dụng lao động trẻ em hoặc lao động cưỡng bức là những yêu cầu rất rõ ràng từ phía các nhà nhập khẩu mà người nuôi tôm Thái Lan phải tuân thủ.

Hiện nay, ở Thái Lan có hơn 17.000 trại nuôi tôm đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, có CoC và GAP. Tuy nhiên, đảm bảo vững chắc cho tương lai của một ngành trị giá 2,4 tỷ USD và vượt qua nhiều rào cản từ các thị trường nhập khẩu, người nuôi tôm cần phải nỗ lực nhiều hơn.

Nguời nuôi tôm trong nước chỉ được phép nuôi không quá 150.000 tôm post/ao rộng khoảng 1.600 m2. Tôm đạt kích thước 50 - 60 con/kg là thu hoạch. Đối với tôm thương phẩm cỡ lớn là từ 40 – 50 con/kg thì lượng tôm post thả nuôi chỉ từ 80.000 – 100.000 con để tránh dịch bệnh.

“Tiêu chuẩn GAP mới là một cách nâng cấp ngành xuất khẩu tôm Thái Lan để có thể “đương đầu” với các đối thủ như Việt Nam và Inđônêxia” – Varin Tanasomwang, Giám đốc Cục Nghiên cứu và Phát triển Nghề cá ven biển cho biết.

Trong 3 năm tới, Thái Lan dự kiến tăng sản lượng tôm ít nhất 5% với mức tăng lần lượt 525.000 tấn vào năm 2010, 551.000 tấn vào năm 2011 và 578.000 tấn vào năm 2012. Dự kiến xuất khẩu tôm cũng chỉ tăng nhẹ trong 3 năm tới do nền kinh tế của các nước nhập khẩu chính khôi phục chậm. Xuất khẩu năm 2010 đạt 375.000 tấn, năm 2011: 380.00 tấn, năm 2012: 390.000 tấn.

Các nhà xuất khẩu Thái Lan sẽ cố gắng cân bằng thị trường, giảm phụ thuộc vào bất cứ thị trường nào bằng cách chỉ duy trì khối lượng xuất khẩu sang một thị trường đơn lẻ ở mức tối đa 45%/tổng lượng xuất khẩu. Hiện tại, Mỹ là nhà nhập khẩu chính tôm Thái Lan và tiêu thụ 50% tổng xuất khẩu tôm của Thái Lan.

(Vasep)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
  • Sản xuất thủy sản phải theo quy chuẩn quốc gia
  • Truy xuất nguồn gốc thủy sản: Nhập gia tùy tục
  • Cá ngừ giá 3,4 tỷ đồng tại Nhật Bản
  • Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ: Rắc rối từ tên gọi
  • Triển vọng tôm sú
  • Năm 2010: Việt Nam nỗ lực để 100% doanh nghiệp thủy sản đáp ứng luật của EU
  • 5 kiến nghị thúc đẩy xuất khẩu cá tra năm 2010
  • Năm 2010, tôm sú vẫn là sản phẩm xuất khẩu chủ lực?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container