Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Triển vọng tôm sú

 Năm 2009 kim ngạch xuất khẩu tôm vẫn tăng ngay cả trong bối cảnh kinh tế thế giới khủng hoảng trầm trọng. Đây là mặt hàng xuất khẩu thủy sản duy nhất tăng trưởng trong năm qua. Dự báo trong năm 2010 kim ngạch xuất khẩu tôm sú sẽ mang về 1,4 tỷ USD.

Giá tăng, nguyên liệu thiếu


Từ giữa tháng 12/2009 đến nay, giá tôm sú nguyên liệu tại đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) tăng liên tục. Tại Cà Mau, tôm sú loại 20 con/kg giá 180.000 đồng/kg, tăng 21.000 đồng/kg so với đầu tháng; loại 30 con/kg giá 132.000 đồng/kg, tăng 16.000 đồng/kg; loại 40 con/kg giá 108.000 đồng/kg, tăng 12.000 đồng/kg. Giá tôm sứ nguyên liệu ở mức cao nhất trong năm 2009 do người nuôi tôm ĐBSCL không còn nhiều tôm để bán. Hiện nay, các hộ nuôi tôm công nghiệp đang hoàn tất khâu cải tạo ao đầm, dự kiến thả giống vào cuối tháng 11 âm lịch.

Tuy nhiên, tình trạng tôm chết tiếp tục diễn ra ở một số địa phương; nhiều nơi nông dân chuyển sang nuôi cá chình, cá bống tượng và một số loài thủy sản có giá trị kinh tế khác. Hiện nay, nhiều nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu ở Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng đang thiếu nguyên liệu, giảm dần công suất lao động.

Theo dự đoán của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, tình trạng thiếu tôm nguyên liệu có thể kéo dài đến trước và sau Tết Nguyên đán Canh Dần do cạnh tranh gay gắt, giữa các nhà máy trong vùng. Chỉ tính riêng tại Cà Mau, sản lượng tôm nuôi hàng năm đạt khoảng 100.000 - 110.000 tấn/năm, nhưng tổng công suất thiết kế của 32 nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu trong tỉnh là 150.000 tấn/năm, thiếu hụt lượng nguyên liệu khoảng 50.000 tấn.

Theo Cục Nuôi trồng thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), nguyên nhân chính của việc thiếu tôm nguyên liệu là từ giữa năm 2009 đến nay diện tích nuôi tôm ở khu vực ĐBSCL giảm rõ rệt. Vụ nuôi vừa qua người dân chỉ thả được 477.536 ha tôm giống, giảm hơn 38.200 ha so với cùng kỳ năm trước. Điều đáng lo ngại diện tích tôm nuôi thả giảm chủ yếu ở hai hình thức nuôi công nghiệp và bán công nghiệp.

Triển vọng 2010

Hiệp hội Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) nhận định: 2009 là năm cực kỳ khó khăn cho ngành thủy sản. Người nuôi tôm khốn đốn không chỉ vì dịch bệnh, thời tiết thất thường mà còn vì đầu ra ngày càng bế tắc. Có thời gian, doanh nghiệp chế biến phải tồn kho khoảng 40.000 tấn tôm sú đông lạnh, không thể bán được vì thị trường thế giới có xu hướng chuyển sang sử dụng tôm thẻ chân trắng. Có lúc, tôm thẻ chân trắng chiếm 80% thị phần tôm đông lạnh, đẩy con tôm sú vào thế bí.

Đặc biệt, trong năm 2009, do tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu, 6 tháng đầu năm, giá tôm sú rớt xuống mức thấp nhất trong 10 năm. Do giá giảm mạnh, các hộ nuôi đã bỏ trống khoảng 30% diện tích, cộng thêm tình trạng tôm chết do bệnh càng khiến sản lượng toàn vùng sụt giảm.

Tuy nhiên, giữa năm 2009, nhu cầu thị trường về tôm sú trên thế giới có dấu hiệu tăng trở lại, về cuối năm đơn đặt hàng nhiều khiến nguồn tôm nguyên liệu càng khan hiếm.

Năm 2009 Việt Nam xuất khẩu tôm vào 82 thị trường. Tôm sú vẫn là mặt hàng chủ lực, chiếm trên 75% giá trị xuất khẩu mặt hàng tôm. Hàn Quốc, Trung Quốc và Australia đang trở thành những thị trường hết sức tiềm năng với doanh số tăng đáng kể, chiếm gần 20% thị phần xuất khẩu. Đức cũng là một thị trường rất đáng chú ý, chiếm gần 30% tổng kim ngạch nhập khẩu tôm của 10 nước châu Âu cộng lại.

Theo ông Trương Đình Hoè, Tổng thư ký VASEP, năm 2010, tôm sú vẫn là sản phẩm xuất khẩu chủ lực trong khi xuất khẩu tôm thẻ chân trắng sẽ tăng gấp đôi, lên 500 triệu USD, sản lượng đạt khoảng 150.000 tấn. Kim ngạch xuất khẩu tôm sú dự kiến sẽ đạt 1,4 tỷ USD.

Năm 2010, tôm Việt Nam sẽ là lựa chọn của các nhà nhập khẩu Nhật Bản, Hàn Quốc.

Một tin vui nữa cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu là các mặt hàng tôm xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản có thể sẽ được hưởng thuế suất 0% do Việt Nam đã tiền hành đàm phán hiệp định với Nhật Bản về xuất nhập khẩu thủy sản. Phía Nhật Bản sẽ giảm hoàn toàn mức thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm tôm Việt Nam. Đây là cơ hội quan trọng để các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tiếp tục nâng cao sức cạnh tranh và tăng sản lượng cũng như giá trị xuất khẩu thủy sản.

(Báo Tổ Quốc)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container