Trước những thông tin không thiện chí, phản đối sản phẩm cá tra, ba sa tại một số thị trường, đặc biệt nổi lên là tại thị trường Italia nhằm gây hoang mang không những cho nhà xuất khẩu mà cả người tiêu dùng. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lương Lê Phương đã có cuộc trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề này.
* Trước những thông tin mang tính tiêu cực, thiếu thiện chí, xin Thứ trưởng cho biết ý kiến về vấn đề này?
- Trước tiên, tôi xin nói rằng hiện nay, sản phẩm cá tra, ba sa của Việt Nam đã chinh phục được thị trường thế giới với trên 127 nước và vùng lãnh thổ. Cá tra, ba sa của Việt Nam được khách hàng ưa chuộng, trước hết là giá cả phải chăng, chất lượng tốt, có độ dinh dưỡng đặc biệt, vì cá được nuôi trên sông Mekong là dòng sông có điều kiện rất thuận lợi cho sự sinh trưởng của loại cá này. Trước sự phổ biến của loại thực phẩm giá rẻ này ở các thị trường nên đã có nhiều đối thủ cạnh tranh.
Đối với thị trường Italia, đây không phải là thị trường đầu tiên đưa ra phản ứng chống lại sản phẩm cá tra, ba sa của chúng ta. Trước đó, tại thị trường Đức, Mỹ, Tây Ban Nha cũng đã phản đối khá gay gắt khi sản phẩm cá tra, ba sa của Việt Nam nhập khẩu vào nước của họ. Có hai lý do mà họ vin vào đó để chống lại cá tra Việt Nam. Đó là: chất lượng sản phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và giá bán sản phẩm của Việt Nam lại rẻ hơn sản phẩm của nước họ bán ra. Đây là 2 cái cớ để họ phản đối mình. Tuy nhiên, trước những thông tin trên, tôi cho rằng, đây cũng là hồi chuông cảnh báo cho các doanh nghiệp (DN) chế biến xuất khẩu cá tra của Việt Nam.
* Xin Thứ trưởng cho biết, chúng ta cần làm cách nào để khắc phục những khó khăn tại các thị trường, khi có những thông tin không tốt về sản phẩm cá tra, ba sa của Việt Nam?
- Sản phẩm cá tra được xác định là sản phẩm thủy sản chủ lực của Việt Nam. Do vậy, để khắc phục những khó khăn trên, trước mắt, chúng ta cần điều tra, thống kê lại số lượng xuất khẩu của các DN xuất khẩu sang thị trường Italia. Truy xuất nguồn gốc các lô hàng đã xuất khẩu sang Italia để kiểm điểm lại, chất lượng xuất khẩu ra sao hay họ tuyên truyền xuyên tạc đối với sản phẩm cá của Việt Nam hoặc là chỉ là một số các DN của Italia hoặc của một quốc gia thứ ba có sản xuất mặt hàng tương tự cạnh tranh với sản phẩm cá tra của Việt Nam mà xuyên tạc, bôi xấu sản phẩm của mình.
Chế biến cá tra xuất khẩu ở Công ty TNHH Thủy sản Miền Nam (KCN Trà Nóc). Ảnh: THU HÀ |
Về phía cơ quan quản lý Nhà nước, chúng tôi sẽ có văn bản gửi Đại sứ quán Việt Nam, Thương vụ Việt Nam tại Italia tìm hiểu giúp thông tin này (những phản hồi của thị trường Italia và dư luận của thị trường này về các sản phẩm thủy sản của Việt Nam). Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ chỉ đạo Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad) kiểm tra lại hồ sơ quản lý các lô hàng xuất khẩu sang Italia kết hợp với Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep), để truy xuất lại các DN có vi phạm để ngăn chặn các DN xuất khẩu có sản phẩm không đạt tiêu chuẩn vào thị trường Italia. Nếu DN nào vi phạm sẽ bị kiểm tra tăng cường và tạm ngừng xuất khẩu sang thị trường này trong một thời gian và có thông báo cho cơ quan thẩm quyền của Italia, về việc chấn chỉnh lại quy trình kỹ thuật an toàn vệ sinh thực phẩm của DN này, cho đến khi kiểm tra đạt điều kiện về chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm mới cho xuất khẩu tiếp. Tóm lại, chúng ta cần khoanh vùng khối DN chế biến thủy sản xuất khẩu và việc truy tìm “thủ phạm” phải có sự tham gia của cộng đồng DN chế biến xuất khẩu thủy sản, đặc biệt là phải có kết hợp với Vasep.
Nếu trường hợp đúng là các sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Italia không đạt tiêu chuẩn, Bộ NN&PTNT sẽ có văn bản gửi sang Italia như là một lời xin lỗi và đưa ra các biện pháp chấn chỉnh; đồng thời, cam kết với họ về chất lượng những lô hàng xuất khẩu sang Italia trong thời gian tới.
* Trước thực trạng trên, Thứ trưởng có đưa ra khuyến cáo gì với DN xuất khẩu cá tra, ba sa?
- Sẽ có 3 khuyến cáo. Thứ nhất là cần kiểm tra lại quy trình kỹ thuật chế biến và đội ngũ quản lý chất lượng sản phẩm xuất khẩu (HACCP) của nhà máy, đặc biệt là đối với các lô hàng xuất sang thị trường Italia. Nếu DN có lỗi trong quản lý chất lượng, cần phải gửi thư xin lỗi khách hàng và đề ra phương án khắc phục những sai lỗi, để giúp cho họ an tâm tiếp tục hợp đồng mua hàng của nhà máy và yên tâm hơn về những lô hàng trong thời gian tới.
Thứ hai, các DN cần có văn bản gửi Bộ (thông qua Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản) để báo cáo về các tình trạng chế biến xuất khẩu của DN mình, báo cáo này cần phải chân thành, thành khẩn trong sự việc trên.
Cuối cùng tôi thấy rằng, nếu sản phẩm xuất khẩu của DN sang thị trường Italia chiếm tỷ trọng lớn, thì giám đốc DN nên cử đoàn cán bộ sang tận nơi để xem xét các lô hàng xuất khẩu; đàm phán với khách hàng để thể hiện sự thiện chí của mình. Tôi cho rằng, không phải riêng thị trường Italia mà đối với tất cả các thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam thì các DN đều cần quan tâm đến chất lượng sản phẩm, đến giá bán sản phẩm vì không để đợi đến lúc có dư luận rồi mới tìm cách bào chữa hoặc giải quyết hậu quả, mà phải luôn luôn chú ý đến chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, vì đó là lương tâm, là đạo đức của người kinh doanh.
Thành lập Ban điều hành xuất khẩu cá tra sang thị trường Nga
Theo đó, ông Dương Ngọc Minh, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Hùng Vương (Hung Vuong Corp) được bổ nhiệm làm Trưởng Ban.
T.H (TTXVN) |
(Theo TTXVN)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com