Thị trường EU hiện nay là thị trường nhập khẩu lớn nhất của thuỷ sản Việt Nam, chiếm 26% tỷ trọng xuất khẩu thuỷ sản nếu tính riêng 5 tháng đầu năm 2009. Việt Nam không phản đối Luật IUU, tuy nhiên thời hạn áp dụng từ tháng 1/2010 là thiếu thực tế, không đủ thời giản để đáp ứng những yêu cầu của EU....
Mốc đầu năm 2010 không chỉ là thời điểm đánh dấu việc thực hiên truy xuất nguồn gốc sang châu Âu đối với hàng thủy sản Việt Nam mà Liên minh châu Âu cũng sẽ áp dụng Luật Illegal, unreported and unregulated fishing (IUU) quy định tất cả lô hàng thuỷ sản khai thác phải có chứng nhận tên tàu khai thác, vùng biển khai thác.
IUU là các hoạt động đánh bắt cá hợp pháp, không có báo cáo và không theo quy định. Theo Hội đồng Liên minh châu Âu (EC), hoạt động này là một trong những hoạt động gây tác hại nghiêm trọng cho môi trường biển, tính bền vững của các đàn cá và tình hình kinh tế -xã hội của ngư dân. Theo đó, EC ban hành quy định số 1005/2008 vào tháng 9/2008 nhằm thiết lập hệ thống trong cộng đồng phòng ngừa, ngăn chặn và xoá bỏ các hoạt động khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.
Muốn vào EU phải có giấy chứng nhận
Theo EC, việc đánh bắt cá hợp pháp, không báo cáo và không được quản lý mỗi năm thu được khoảng 10 tỷ Euro trên toàn thế giới. EU là thị trường nhập khẩu lớn nhất của các sản phẩm thuỷ sản trên thế giới. EC cho rằng, nguyên nhân quan trọng của việc sản phẩm IUU vào EU là do thị trường này thiếu cơ chế kiểm soát, truy nguyên nguồn gốc. Do đó, việc thực hiện quy định IUU là cần thiết.
Quy định này gồm 12 chương. Theo quy định, điều kiện tiên quyết để nhập sản phẩm thuỷ sản vào cộng đồng châu Âu là cần giấy chứng nhận thể hiện thông tin về tính hợp pháp của sản phẩm. Giấy này được quốc gia tàu treo cờ chứng thực về tàu đánh bắt sản phẩm thủy sản liên quan, phù hợp với trách nhiệm của quốc gia theo luật pháp quốc tế. Chứng nhận này áp dụng cho tất cả các sản phẩm trừ sản phẩm thuỷ sản nước ngọt, cá cảnh và một số loại thân mềm, sò, hàu, trai sông…
Theo quy định một tàu đánh bắt được xem là thực hiện hoạt động đánh bắt hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định nếu thấy rằng trái với các biện pháp bảo tồn và quản lý áp dụng đối với khu vực đánh bắt liên quan. Cụ thể, tàu đã đánh bắt mà không có giấy phép hợp lệ, hay đánh bắt trong khu vực khép kín, vào thời điểm mùa vụ đã kết thúc, không được cấp hoặc sau thời hạn được cấp hạn ngạch, đánh bắt quá độ sâu cho phép. Tàu đánh bắt loài được tạm dừng đánh bắt hoặc loài cấm đánh bắt. Tàu sử dụng công cụ đánh bắt bị cấm hoặc không đúng quy định, Tàu chuyển tải hay cùng tham gia hoạt động đánh bắt, hỗ trợ hay tiếp ứng cho các tàu đánh bắt đã được xác định, đặc biệt các tàu bị đưa vào danh sách đánh bắt IUU của Cộng đồng hoặc của một tổ chức quản lý nghề cá khu vực.
Qui định cũng nêu rõ các quốc gia thành viên EU phải áp dụng việc xử phạt ở mức tối đa ít nhất gấp 5 lần giá trị của sản phẩm thuỷ sản sai phạm nghiêm trọng thu hồi được. Mức phạt ít nhất gấp 8 lần giá trị của sản phâẩmtrong trường hợp tái phạm một sai phạm nghiêm trọng trong thời gian 5 năm. Quy định cũng nêu ra có thể tiến hành các biện pháp xử khác kèm theo như tịch thu tạm thời tàu đánh bắt cá vi phạm, tịch thu sản phẩm thuỷ sản đánh bắt được và ngư cụ bị cấm, tạm dừng hoặc thu hồi giấy phép đánh bắt cá, giảm bớt hoặc thu hồi quyền đánh bắt cá…
Thị trường EU hiện nay là thị trường nhập khẩu lớn nhất của thuỷ sản Việt Nam, chiếm 26% tỷ trọng xuất khẩu thuỷ sản nếu tính riêng 5 tháng đầu năm 2009. Việt Nam không phản đối Luật IUU, tuy nhiên thời hạn áp dụng từ tháng 1/2010 là thiếu thực tế, không đủ thời giản để đáp ứng những yêu cầu của EU. Bởi lẽ, ngành đánh bắt hải sản của Việt Nam có quy mô nhỏ lẻ, trình độ của nhiều ngư dân còn hạn chế. Hơn nữa, việc mua bán không được tiến hành trực tiếp với doanh nghiệp và các thương lái. Do vậy, rất khó để có được giấy chứng nhận của từng lô hải sản đánh bắt. Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), thì EU phải có lộ trình 2-3 năm để tiến hành và có hướng dẫn cho các nước thực hiện.
Việt Nam đứng hàng thứ 20 trên thế giới về sản lượng khai thác. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định về việc xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển thuỷ sản đến năm 2010 và định hướng đến 2020. Theo kế hoạch, số lượng tàu thuyền phải giữ ở mức 50.000 chiếc, sản lượng từ 1,5-1,8 triệu tấn mỗi năm để duy trì bền vững nguồn lợi thuỷ sản.
(TBKTVN)
(Vinanet)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com