Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Những giải pháp tích cực để đạt mục tiêu xuất khẩu thuỷ sản trong năm 2009

Mặc dù, xuất khẩu thuỷ sản đang có dấu hiệu phục hồi nhưng các doanh nghiệp vẫn đang phải đối mặt với hàng loạt khó khăn như thiếu nguyên liệu chế biến, đối mặt với các rào cản thương mại từ các thị trường nhập khẩu. Bên cạnh đó, suy thoái kinh tế thế giới vẫn còn tiếp diễn, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhu cầu tiêu thụ và nhập khẩu thuỷ sản của Việt Nam giảm đáng kể... Nhiều chuyên gia khẳng định, nếu tình trạng trên không được giải quyết kịp thời, có thể ảnh hưởng lớn đến việc hoàn thành nhiệm vụ xuất khẩu thủy sản năm nay.

Bộ NN&PTNT nhận định: Để đạt được mục tiêu đề ra, yêu cầu các địa phương tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai các hoạt động mở rộng thị trường; theo dõi sát diễn biến thị trường và đề xuất giải pháp xử lý kịp thời những vướng mắc phát sinh để thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản có hiệu quả. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp, hiệp hội tăng cường tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại trong nước và quốc tế, hướng dẫn các doanh nghiệp đăng ký và bảo vệ thương hiệu hàng hoá...

Cùng với việc tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, lãnh đạo Bộ cũng yêu cầu các cơ quan chức năng tiếp tục siết chặt quản lý chất lượng thủy sản ngay từ khâu nuôi trồng, chất lượng thức ăn, đến chế biến, bảo quản nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Phó Tổng thư ký Hội nghề cá Việt Nam cho biết, sẽ xử lý nghiêm các hành vi gian dối trong quá trình nuôi, chế biến thủy hải sản, tránh xảy ra tình trạng vì sự không trung thực của một vài cá nhân, doanh nghiệp mà ảnh hưởng đến toàn ngành. Về phía các doanh nghiệp, ngành khuyến cáo cần chủ động hơn trong nắm bắt diễn biến các thị trường, nhất là những thị trường xuất khẩu thủy sản trọng điểm nhằm xây dựng kịch bản đối phó sớm với những tranh chấp có thể phát sinh, thì mới giảm thiểu được rủi ro cho nông sản xuất khẩu.


Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) nhấn mạnh, vấn đề cần nhất hiện nay là các doanh nghiệp thuỷ sản phải đặc biệt chú ý đến chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu trong hoạt động xuất khảu thuỷ sản. Lượng có thể giảm, nhưng chất cần phải tăng- đó là yêu cầu sống còn để doanh nghiệp hội nhập. Bên cạnh đó, các ngân hàng cần phải tháo gỡ cho các doanh nghiệp chính là giảm “cơn khát” tiền đồng để doanh nghiệp có vốn lưu động quay vòng thu mua kịp thời nguyên liệu cho người dân, trả lương công nhân và các chi phí sản xuất khác.

Bên cạnh những giải pháp trên, về lâu dài, theo các chuyên gia thuỷ sản, phương thức làm ăn cần phải gắn người nông dân với doanh nghiệp trong các tổ hợp công-nông nghiệp. Đây sẽ là phương thức phát triển bền vững của ngành thủy trong tương lai. Theo phương thức liên kết này, ngân hàng sẽ chịu trách nhiệm cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp chế biến-xuất khẩu, các doanh nghiệp làm đầu mối hợp đồng với nhà sản xuất và dịch vụ cung cấp thức ăn, dịch vụ thú y, giống cho người nuôi cũng như tiêu thụ toàn bộ sản phẩm người nuôi khi đến vụ thu hoạch./.


(Vinanet)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
  • Giá thủy sản sẽ còn giảm đến cuối năm
  • Công nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu: Tìm lối đi riêng
  • Phát triển ngành thủy sản bền vững
  • Nguyên nhân chính khiến xuất khẩu thuỷ sản 5 tháng đầu năm giảm
  • Xuất khẩu thủy sản: Cần một chiến lược phát triển dài hạn
  • Thủy sản gặp khó
  • Hàn Quốc - thị trường tiềm năng tiêu thụ thuỷ sản Việt Nam
  • Sản xuất, chế biến thức ăn thủy sản: Bỏ quên sân nhà!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container