Thị trường xuất khẩu cá tra đang hồi phục mạnh. Nhiều thị trường nhập khẩu thủy sản trên thế giới đang có nhu cầu lớn về cá tra của Việt Nam.
Vào giữa tháng 6, giá cá tra giảm xuống còn 14.000 đồng/kg. Tại An Giang, Đồng Tháp, giá cá tra mấy ngày đầu tuần này đã tăng thêm 200-400 đồng lên 15.000-15.400 đồng/kg, với mức giá này, nhiều chủ trại nuôi quy mô công nghiệp cho biết một kg cá, người nuôi lãi 1.000 đồng.
Xuất khẩu cá hồi phục
Công ty cổ phần Thủy sản Bình An (Bianfishco) - Cần Thơ đang tăng cường mua cá tra nguyên liệu vì bước sang tháng 8, công ty sẽ xuất khẩu trên 50 container cá tra đông lạnh sang Mỹ. Đây là những hợp đồng đã được ký kết vì hồi tháng 3, công ty đã thành lập Công ty Bianfishco US tại bang California (Mỹ). Trước đó, hồi tháng 6 Bình An đã tăng mạnh khối lượng cá tra xuất khẩu lên hơn 2.500 tấn, kim ngạch gần 7 triệu đô la Mỹ, so với 5,3 triệu đô la Mỹ trong tháng 5.
Công ty Công nghiệp Thủy sản Miền Nam (South Vina) cũng đang tăng dần khối lượng xuất khẩu. Trong 5 tháng đầu năm nay South Vina chỉ xuất khẩu 3.583 tấn cá tra đông lạnh thì riêng tháng 6, công ty đã tăng lên 1.000 tấn.
Lý giải trường hợp xuất khẩu cá sụt giảm trong tháng 4 và 5, Phó giám đốc South Vina cho rằng lúc đó là mùa hè, các đơn hàng từ châu Âu giảm so với những tháng trước, công ty South Vina trong tháng 5 chỉ xuất 700 tấn cá. Việc xuất khẩu cá tra sang Mỹ của South Vina cũng hồi phục trở lại, ổn định cả sản lượng lẫn giá cả.
Cả Bianfishco và South Vina hồi tháng 3-2009 được Bộ Thương mại Mỹ công bố không bán phá giá cá tra vào thị trường nước này sau khi xem xét hành chính từng năm, điều này có nghĩa cả 2 công ty sẽ được áp mức thuế suất chống bán phá giá 0%.
Do vậy, từ tháng 7-2009 trở đi thị trường xuất khẩu của South Vina có nhiều biến đổi, khi Mỹ sẽ là thị trường lớn của công ty, thay vì Tây Ban Nha như lâu nay.
Công ty QVD - Đồng Tháp giới thiệu sản phẩm cá tra, cá ba sa tới các nhà hàng sang trọng ở Mỹ. QVD hiện chế biến thêm một số mặt hàng mới để thâm nhập thị trường Mỹ như lườn cá tra, cuộn cá tra và cá tra cắt miếng Basa Vina Pearl để cung cấp cho các nhà hàng.
Xuất khẩu cá tra sẽ đạt 1,3 tỷ USD:
Đầu năm nay, trước tình hình xuất khẩu thủy sản, trong đó có cá tra, ba sa gặp nhiều khó khăn, Vasep đã đưa ra dự báo xuất khẩu cá tra năm nay khiêm tốn ở mức 1 tỉ đô la Mỹ , thấp hơn nhiều so với kim ngạch 1,48 tỉ đô la Mỹ trong năm ngoái. Tuy nhiên, tình hình nay đã khác, Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Vasep, đã thay đổi dự báo nâng lên 1,3 tỉ đô la Mỹ.
Dự báo trên dựa trên cơ sở xuất khẩu cá tra sang Nga đã được khai thông, cùng với thị trường Mỹ tăng trưởng khá cũng như các thị trường nhỏ mới mở khác.
Sau khi khai thông thị trường Nga hồi tháng 3, trong tháng 5 và 6, Việt Nam đã xuất khẩu trên 10.000 tấn cá tra, cá basa. Riêng tháng 7 dự kiến xuất 15.000 tấn. Ngoài ra, còn có thêm 2.000 tấn sản phẩm cá như cá nguyên con, cá cắt khúc, cá đóng gói nhỏ được đưa vào bán tại các siêu thị ở Nga.
Theo Tổng giám đốc Công ty cổ phần thủy sản Hùng Vương - Tiền Giang, xuất khẩu cá tra sang Nga năm nay có thể đạt 70.000-80.000 tấn, tuy thấp hơn năm ngoái nhưng giá bán lại cao hơn nhiều do các nhà xuất khẩu Việt Nam và nhập khẩu Nga cam kết tăng giá bán, giữ vững chất lượng, không để xảy ra tình trạng cạnh tranh làm hạ giá bán, hạ chất lượng như năm ngoái.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết Nga và Việt Nam thỏa thuận công nhận 10 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra của Việt Nam đủ điều kiện xuất khẩu cá vào thị trường này và sắp tới, Bộ sẽ đề nghị phía Nga tăng thêm số lượng các doanh nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu cá tra vào thị trường nước này.
Trong khi đó, 6 tháng đầu năm 2009 kim ngạch xuất khẩu cá tra vào Mỹ tăng trưởng cao với mức tăng 60%, lên 46 triệu đô la Mỹ, trở thành thị trường nhập khẩu cá tra có mức tăng trưởng cao nhất hiện nay.
Vasep cho biết hiện có 6 doanh nghiệp thủy sản Việt Nam được Bộ Thương mại Mỹ công bố không áp thuế chống bán phá giá hoặc có mức thuế rất thấp, gần như bằng 0%, nên con cá tra càng có có điều kiện thuận lợi để quay trở lại thị trường Mỹ.
Ngoài ra, nhiều thị trường nhập khẩu thủy sản trên thế giới đang tăng mạnh khối lượng mua cá tra của Việt Nam như các nước Đông Âu có sức mua tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Thị trường mới như Chile, Peru cũng đang tăng mạnh, Mexico tăng sản lượng mua vào gấp đôi. Một số nước châu Phi tăng lượng mua vào gấp 10 lần, mở ra cơ hội lớn cho sản phẩm cá tra xuất khẩu.
“Thông minh như thế mà tại sao làm những chuyện như thế, nói thực là tôi không hiểu”, Phó chủ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) Nguyễn Hữu Dũng nói tại cuộc gặp gỡ báo chí sáng 5/7.
Năm 2012 gia đình anh Tuấn thu hoạch cá thương phẩm được 46 tấn/1 lứa (15 tháng)/20 lồng, bán với giá trung bình 150.000 đ/kg, thu được gần 7 tỷ đồng, chưa kể tiền bán giống.
Việc Bộ Thương mại Mỹ (DOC) điều chỉnh mức thuế chống bán phá giá cá tra Việt Nam trong bối cảnh người nuôi thua lỗ, doanh nghiệp chế biến đuối dần vì đói vốn, thị trường bấp bênh, khiến con cá chiến lược của ngành nông nghiệp rơi vào cảnh bĩ cực.
Tôm chết trắng đồng trên toàn huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi), các đơn vị liên quan của tỉnh đang cố gắng để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan, nhưng xem ra hiệu quả đem lại chưa như mong muốn.
Khoảng một năm trở lại đây, cá tầm Trung Quốc nhập lậu rồi núp dưới mác cá tầm Việt Nam đang làm nhiều doanh nghiệp trong nước sản xuất cá tầm điêu đứng. Và hàng không bị nghi ngờ là kênh chính để cá tầm lậu đi từ Bắc vào Nam.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) khuyến cáo: Các doanh nghiệp cần tăng cường kiểm soát các sản phẩm thuỷ sản trước khi xuất khẩu.
Hôm qua 10-6, UBND tỉnh đã tổ chức Hội nghị thẩm định Dự án điều chỉnh Quy hoạch tổng thể ngành thủy sản Quảng Ninh giai đoạn 2007-2010 và định hướng đến năm 2020. Đồng chí Nguyễn Văn Đọc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.
6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu thủy sản (XKTS) toàn tỉnh đạt gần 160 triệu USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2008. Thị trường XKTS của các doanh nghiệp (DN) ở Khánh Hòa chủ yếu là: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Mỹ và EU.
Trong 6 tháng đầu năm nay, hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam chỉ bị các thị trường nhập khẩu cảnh báo có 29 lô, giảm 34 lô so với cùng kỳ năm ngoái.
Mặc dù, xuất khẩu thuỷ sản đang có dấu hiệu phục hồi nhưng các doanh nghiệp vẫn đang phải đối mặt với hàng loạt khó khăn như thiếu nguyên liệu chế biến, đối mặt với các rào cản thương mại từ các thị trường nhập khẩu.
Từ đầu năm đến nay, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng ngành công nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu (CBTSXK) của tỉnh vẫn đạt mức tăng trưởng 28,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là kết quả của quá trình nỗ lực tìm lối đi riêng của các doanh nghiệp (DN) CBTSXK trên địa bàn tỉnh...
Thủy sản là một trong những ngành kinh tế đem lại kim ngạch xuất khẩu cao cho Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng bình quân 18%/năm. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hàng thủy sản đã có mặt ở khoảng 160 thị trường trên thế giới. Sau khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), mặt hàng thủy sản càng có điều kiện phát triển thuận lợi hơn. Tuy nhiên, ngành thủy sản cũng gặp phải không ít thách thức từ việc áp dụng các qui định của WTO... Việc xây dựng kế hoạch hành động quốc gia về phát triển và tăng trưởng bền vững cho ngành thủy sản là rất cần thiết và cấp bách!
“6 năm qua, chúng tôi phải vật lộn với khủng hoảng vận tải biển, kinh tế suy thoái, những khó khăn do căng thẳng tại Biển đông… Thực sự chúng tôi sắp hết hơi rồi!” - ông Vũ Đức Then - Phó Chủ tịch Hội vận tải biển Diêm Điền - Thái Bình bày tỏ.
Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho biết khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 7 ước đạt 9.000 tấn, với giá trị đạt 74 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu 7 tháng đầu năm 2014 lên 119.000 tấn với giá trị 862 triệu USD, tăng gần 29% về khối lượng và tăng 42% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Là "công xưởng của thế giới" lâu nay song chi phí đắt lên, cộng với những rủi ro nội tại, Trung Quốc mất dần sự hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư quốc tế.
Từ đầu năm đến nay, nhiều doanh nghiệp ngành dệt may, sản xuất xơ, sợi nước ngoài (doanh nghiệp FDI) tìm đến xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam với quy mô vốn đầu tư lớn.
EVN lý giải nguyên nhân vẫn phải mua điện từ phía Trung Quốc sau những ý kiến trái chiều của các chuyên gia và dư luận. Để đảm bảo cung cấp điện ổn định và đảm bảo chất lượng điện năng cho các tỉnh Tây Bắc, EVN vẫn phải duy trì mua điện Trung Quốc với một sản lượng tối thiểu.
Nhu cầu sản phẩm công nghiệp có xu hướng tăng trở lại trong khi tồn kho vẫn tiếp tục ở mức cao, giá trị gia tăng thấp là những gam màu chính trong bức tranh sản xuất công nghiệp nửa đầu năm 2014.
Với những người chủ ý mua xe ga cao cấp thì yếu tố đem ra so sánh giữa những sản phẩm của các hãng khác nhau không phải là giá cả, mà là thỏa mãn nhu cầu.
Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 39/2013/QĐ-TTg ngày 27/6/2013 về việc sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 2 Quy chế hoạt động của Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, thành phố Hải Phòng ban hành kèm theo Quyết định số 69/2011/QĐ-TTg ngày 13/12/2011.
“Thông minh như thế mà tại sao làm những chuyện như thế, nói thực là tôi không hiểu”, Phó chủ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) Nguyễn Hữu Dũng nói tại cuộc gặp gỡ báo chí sáng 5/7.
Mặc dù ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu đã làm cho sức mua tại hầu hết các thị trường lớn của ngành dệt may như Mỹ, EU, Nhật... sụt giảm nghiêm trọng, nhưng ngành dệt may VN đã nỗ lực cạnh tranh với các nước XK để giành lấy phần thị trường đang bị co hẹp, đồng thời đẩy mạnh việc chiếm lĩnh thị trường nội địa. Ông Lê Quốc Ân - Chủ tịch Hiệp hội Dệt May VN đã có cuộc trao đổi với báo giới xung quanh nội dung này.
"Năm 2010, chúng tôi sẽ cố gắng phấn đấu tăng trưởng giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ từ 8-10% so với năm nay. Hiệp hội sẽ đăng ký với Bộ Công Thương kim ngạch khoảng 3 tỷ USD", Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, ông Nguyễn Tôn Quyền, nói với VnEconomy ngày hôm qua.
Chiến lược phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) phải đạt 1,5 tỷ USD là có khả năng thực hiện được. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế để đạt được chỉ tiêu này, nhất là trong bối cảnh khó khăn như hiện nay thì thời gian tới cần có sự liên kết giữa các cơ quan quản lý nhằm kết hợp hài hòa và tối ưu hóa các nguồn lực cho phát triển ngành hàng này. Trong đó, các DN rất cần sự hỗ trợ kịp thời từ Chính phủ thông qua các chương trình bảo tồn làng nghề, khuyến công và xây dựng hạ tầng cơ sở.
Xác định rõ tầm quan trọng của ngành công nghiệp ô tô trong quá trình phát triển của đất nước, từ những năm đầu của thập niên 90, Việt Nam đã đưa ra nhiều khuyến khích nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia vào ngành công nghiệp này. Ngày 5/10/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 177/2004/QĐ-TTg “Về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020”. Tuy nhiên, sau gần 5 năm triển khai thực hiện, nhiều chỉ tiêu của quy hoạch đã không thực hiện được hoặc hầu như chắc chắn không thực hiện được, nhất là những chỉ tiêu đến năm 2010. Những chỉ tiêu đến năm 2020 cũng rất khó có thể thực hiện được. Để làm rõ vấn đề này cần phải tính các nguyên nhân, thực trạng phát triển và đưa ra các giải pháp để bảo đảm thực hiện được các mục tiêu phát triển của ngành ô tô ở Việt Nam.
Trong 3 tháng qua, giá nhiều loại vật liệu xây dựng (VLXD) đã tăng liên tục. Giới kinh doanh dự báo, khả năng giá nhiều loại VLXD còn tăng. Thông tin này đã làm cho nhiều người có kế hoạch xây dựng nhà phải tính toán lại...
Việc chọn Việt Nam làm cứ điểm sản xuất để xuất khẩu ra toàn thế giới của các tập đoàn như Samsung, Canon, Intel... là tín hiệu cho thấy cơ hội để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam đã đến.
Cách tạo dựng công nghiệp ô tô dựa quá nặng vào các nhà đầu tư nước ngoài đã khiến ngành ô tô của VN phát triển khá ì ạch, tạo ra những khó khăn cho các doanh nghiệp VN khi tham gia lĩnh vực này. Tinkinhte xin đăng lại bài viết của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan trên SGGP về vấn đề này.
Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng tới nền kinh tế cả nước nói chung và thu hút đầu tư vào các khu kinh tế (KKT) miền trung nói riêng. Nhiều nhà đầu tư đã xin giãn tiến độ triển khai dự án. Các KKT miền trung cần điều chỉnh, lựa chọn những dự án và giải pháp hợp lý để thu hút đầu tư, phát triển mô hình KKT một cách có hiệu quả.
Được đánh giá là một ngành hàng mà Việt Nam có nhiều thế mạnh, nhưng ngành gốm sứ Việt Nam đang có sự phân cực rất rõ. Những đơn vị sản xuất công nghiệp - đa phần là gốm sứ xây dựng - đã và đang phát triển mạnh mẽ, trong khi dòng gốm thủ công mỹ nghệ đang gặp khó khăn rất lớn.
Tăng trưởng của Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) là 38,3%; của Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco) là 28,3% và của toàn ngành nói chung là 11,8% trong năm 2008 đã cho thấy sức hấp dẫn của những ngành hàng này, đặc biệt khi mà nhiều ngành hàng khác đang phải vật lộn để có đơn hàng.
Theo ASX Alphaliner, đội tàu của 100 hãng tàu vận tải hàng đầu trên thế giới hiện gồm khoảng 6,000 tàu đang hoạt động, trong đó có khoảng 5,000 tàu là các tàu container.