Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thủy sản Việt Nam: Nan giải việc truy xuất nguồn gốc

Vẫn chưa có sự phối hợp giữa các bên liên quan khi thu hoạch tôm

Vẫn chưa có sự phối hợp giữa các bên liên quan khi thu hoạch tôm

Vừa qua, bộ NN&PTNT đã công bố kết quả sơ bộ đợt thanh tra thuỷ sản lần thứ 4 của Liên minh châu Âu (EU ) vào tuần cuối tháng 4. Theo đó, mặc dù chất lượng thủy sản Việt Nam được đánh giá cao nhưng EU vẫn “nhắc nhở” Việt Nam cần “quản lý “ chặt hơn để thuận tiện cho việc truy xuất nguồn gốc.


Kết quả thanh tra cho thấy, hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến kiểm soát ATVS thủy sản nói chung và nhuyễn thể hai mảnh vỏ của Việt Nam nói riêng đã tương đương với luật lệ của EU. Các doanh nghiệp chế biến cũng đã đáp ứng cơ bản yêu cầu của EU về điều kiện nhà xưởng, trang thiết bị. Qua kiểm tra một số cảng, tàu cá, đoàn chuyên gian EU ghi nhận cảng cá Cát Lở và 1 tàu ở Bà Rịa – Vũng Tàu, cơ bản đạt tiêu chuẩn EU, 2 cơ sở thu mua cũng được đánh giá có điều kiện vệ sinh khá tốt.


Bên cạnh những mặt được vẫn còn tồn tại một số vấn đề. Cụ thể, thao tác của công nhân có thể gây mất an toàn cho sản phẩm (xịt cồn khử trùng găng tay, vệ sinh nền trong khi đang sản xuất, vệ sinh khử trùng nhà xưởng, trang thiết bị không hiệu quả …); nhiệt độ tâm sản phẩm đông lạnh và điều kiện bảo quản kho lạnh không đảm bảo theo quy định; thông tin trên bao bì sản phẩm và hồ sơ lưu tại doanh nghiệp chưa đảm bảo việc truy xuất nguồn gốc; nước sử dụng trong quá trình sản xuất xả trực tiếp xuống nền phân xưởng …


Tuy nhiên, cái khó nhất đối với thủy sản Việt Nam hiện nay là việc truy xuất nguồn gốc vì chưa có mã vùng nuôi và vùng khai thác thuỷ sản. Việc cấp mã số vùng nuôi tuy không mới mẻ ở Việt Nam, nhưng đến nay mới chỉ cấp cho vùng nuôi nghêu ở Bến Tre, còn các vùng nuôi tôm, cá…vẫn chưa được cấp vì lý do “thay đổi liên tục”. Theo thứ trưởng bộ NN&PTNT Lương Lê Phương, để cấp mã vùng nuôi và vùng đánh bắt, cần phải có sự phối hợp giữa cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (NAFIQAD), cục nuôi trồng và cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản (BVNLTS). Trước đây, nước ta chia ra 6 vùng khai thác trên biển, bây giờ, NAFIQAD và cục khai thác & BVNLTS cần phải xác định lại vùng khai thác để cấp mã số cho từng vùng.


Xem ra, vấn đề truy xuất nguồn gốc thủy sản ở Việt Nam vẫn còn nan giải. Theo ý kiến của các DN, để vấn đề này được giải quyết, ngoài vấn cấp mã số, cần phải có sự liên kết chặt chẽ từ sản xuất con giống cho đến công tác chế biến, thương mại; liên kết giữa người nuôi với nhà cung ứng thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) cũng nên phối hợp với cục nuôi trồng thuỷ sản, viện nghiên cứu thuỷ sản cùng các doanh nghiệp để cùng nhau làm thí điểm đầu tư một vùng nuôi an toàn, rối sau đó nhân rộng. Chỉ có làm như vậy, thủy sản Việt Nam mới có thể “vươn rộng” ra thị trường thế giới một cách bền vững.

(Theo Hoàng Long // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
  • Hơn 67.000 tỷ đồng cho chiến lược phát triển thủy sản
  • Thủy sản Việt Nam: Nhỏ lẻ, thiếu sức cạnh tranh
  • Thủy sản sang Nga phải kiểm tra cả điểm xuất lẫn nhập
  • Khan hiếm tôm nguyên liệu phục vụ chế biến
  • Đến năm 2020, ngành thuỷ sản đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 7 tỷ USD
  • Những thoả thuận đạt được tại diễn đàn phát triển ngành xuất khẩu Tôm
  • Cà Mau xuất khẩu thủy sản đạt gần 140 triệu USD
  • 4 cường quốc xuất khẩu tôm ra tuyên bố chung
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container