Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất khẩu thủy sản Hải Phòng đói nguyên liệu

Một dây chuyền sản xuất của Công ty Chế biến xuất khẩu thủy sản Hải Phòng. Ảnh: Đồng Yến
Nhập khẩu nguyên liệu là giải pháp được nhiều doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản tại Hải Phòng lựa chọn để duy trì sản xuất, nhưng cũng chỉ có thể chạy máy một cách cầm chừng.
 
Công ty Chế biến thủy sản xuất khẩu Hải Phòng là một thí dụ. Một dây chuyền chế biến xuất khẩu mực ống của Công ty đã phải dừng hoạt động từ giữa tháng 10 và không biết bao giờ mới bắt đầu trở lại, vì không có đủ nguyên liệu sản xuất. Nguyên liệu chủ yếu được Công ty thu mua tại các tỉnh miền Trung như: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình…, nhưng không phải lúc nào cũng ổn định.

Theo ông Nguyễn Tự Quyết, Phó giám đốc Công ty, hiện Công ty còn 20 hợp đồng, tương ứng gần 500 tấn hàng, chưa thực hiện được với khách hàng, vì vẫn đang chờ nguyên liệu. “Tháng 11 là chúng tôi phải xuất hàng, nhưng với tình hình này, thì đến tháng 12 cũng chưa chắc đã giao hàng được. Về lâu dài, chúng tôi đang tính đến việc phải nhập khẩu nguyên liệu để phục vụ sản xuất”, ông Quyết nói.

Nhiều nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu khác tại Hải Phòng cũng đang chạy máy cầm chừng vì thiếu trầm trọng nguyên liệu. Chẳng hạn, Xí nghiệp Dịch vụ và Xây dựng thủy sản Đồ Sơn (thuộc Công ty Chế biến thủy sản xuất khẩu Hải Phòng) không thể vận hành được trong thời gian dài. Trong tình trạng tương tự, Công ty cổ phần Kinh doanh Xuất nhập khẩu thủy sản Hải Phòng phải áp dụng giải pháp ngừng xuất khẩu, chỉ nhập mỗi tháng khoảng 100-200 tấn nguyên liệu chủ yếu từ Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc về chế biến, tiêu thụ trong nước.

Nhập khẩu nguyên liệu là giải pháp được nhiều doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản tại Hải Phòng lựa chọn để duy trì hoạt động  Tuy nhiên, việc làm này cũng đang gặp nhiều khó khăn, khi cùng một lúc phải đáp ứng nhiều quy định.

Theo ông Quyết, doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu thủy sản để gia công, chế biến hàng xuất khẩu phải xuất trình giấy chứng nhận xuất xứ lô hàng, giấy chứng nhận chất lượng (H/C) lô hàng do cơ quan thẩm quyền nước xuất cấp cho Cục Thú y, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (NAFIQAD) và cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu (đối với giấy H/C). Điều này khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thông quan, bởi không phải nhà xuất khẩu nào cũng đồng ý cấp giấy H/C cho các lô hàng xuất khẩu sang Việt Nam. Và nếu có, thì các doanh nghiệp sẽ phải chịu thêm các khoản phí phát sinh do kiểm tra, kiểm nghiệm, lưu kho bãi…

“Mỗi tháng, chúng tôi phải nhập khoảng 500 tấn nguyên liệu để phục vụ sản xuất”, ông Nguyễn Hữu Miền, Giám đốc Công ty cổ phần Chế biến thuỷ sản xuất khẩu Hạ Long cho biết. Doanh nghiệp này đang lựa chọn giải pháp nhập nguyên liệu dưới dạng tạm nhập tái xuất để được hưởng thuế suất 0%.  

Ông Bùi Trọng Tuấn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng cho rằng, chế biến thủy sản xuất khẩu tại Hải Phòng mới chỉ đạt khoảng trên 50% công suất thiết kế của các nhà máy, do thiếu nguyên liệu.

đại diện các doanh nghiệp thủy sản tại Hải Phòng cho rằng, cần chủ động gắn kết chế biến với vùng nguyên liệu, đẩy mạnh liên kết theo hợp đồng giữa các nhà máy với người dân và các đơn vị khai thác thủy sản. Đề xuất trên không mới, song nếu không sớm có sự hỗ trợ của TP. Hải Phòng, thì tình trạng chạy máy cầm chừng ở nhiều nhà máy chế biến thủy sản tại Hải Phòng chưa biết khi nào mới chấm dứt.

(Theo Đồng Yến // Báo đầu tư)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
  • Phát triển nghề cá: Mắc vì hạ tầng
  • Chế biến thủy sản cần sớm có quy hoạch toàn quốc
  • Quanh con số xuất siêu nông sản hơn 5 tỷ USD
  • Giá trị thương mại Long An 10 tháng tăng 26% cùng kỳ
  • Cá tra, basa xuất khẩu đều phải sử dụng tên basa
  • Top tăng, giảm tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến
  • Khó xử!
  • Giá sàn cá xuất khẩu - tính dễ, làm mới khó
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container