Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhật Bản: Chi tiêu cho thuỷ sản năm 2009 thấp nhất trong 35 năm

Theo điều tra mới đây của Bộ Nội vụ và Viễn thông Nhật Bản, tổng chi tiêu trung bình cho thuỷ sản của các hộ gia đình Nhật Bản trong 10 tháng đầu năm 2009 giảm 3,1% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 66.777 yên.

Giả thiết mức chi tiêu trong tháng 11 và tháng 12 tương đương với năm trước, thì tổng chi tiêu trong cả năm có thể sẽ giảm 2,4% so với năm 2008 xuống còn 86.347 yên, mức thấp nhất sau 35 năm, kể từ năm 1975.

Đơn giá các loài thuỷ sản tươi chính trong năm dự kiến sẽ giảm 2,7%, mức thấp thứ 2 sau 25 năm, mặc dù khối lượng mua vào tăng nhẹ. Dự kiến này chứng tỏ lạm phát ở Nhật bắt đầu có ảnh hưởng đến chi tiêu thuỷ sản của các hộ gia đình Nhật Bản.

Trong khi đó, tổng chi tiêu của hộ gia đình năm 2009 dự kiến đạt 3.499.958 yên, giảm 1,8% so với năm  trước.

 Chi tiêu của hộ gia đình Nhật Bản liên tục sụt giảm từ khi đạt mức đỉnh 4,02 triệu yên vào năm 1993, ngay sau khi sụp đổ “bong bóng kinh tế” ở Nhật Bản. Sự sụt giảm này một phần vì số thành viên gia đình của Nhật có xu hướng giảm. Năm 2009, lần đầu tiên sau 21 năm, mức chi tiêu giảm xuống dưới 3,5 triệu yên. Chi tiêu cho thực phẩm năm 2009 dự kiến đạt 900.403 yên, gần chạm mức thấp nhất kể từ năm 2005. Trong khi đó chi tiêu cho thuỷ sản liên tục sụt giảm từ mức 143.455 yên năm 1992.

 Chi tiêu cho thuỷ sản năm 2009 vẫn tiếp tục sụt giảm so với năm trước, đánh dấu 12 năm giảm liên tiếp, nhưng các nhà phân tích thị trường vẫn chưa thể khẳng định được đây là mức thấp nhất hay chưa. So với năm đạt mức cao nhất, chi tiêu năm nay dự kiến giảm 40%.

Xét về khối lượng, tiêu thụ thuỷ sản tươi tính đến tháng 10 vượt 0,4% so với cùng kỳ năm ngoái, và cả năm có thể tăng 0,2%. Một số nhà phân tích dự đoán mức tăng này có thể cao hơn. Khối lượng tăng một phần do người tiêu dùng có xu hướng nấu ăn tại nhà trong bối cảnh suy thoái kinh tế ở Nhật. Ngoài ra, người tiêu dùng cũng dè dặt hơn khi mua hàng, họ chỉ mua hàng thực sự cần thiết và mua khi giá hạ. Xu hướng này hiển nhiên tác động đến thuỷ sản.

Xu hướng tiêu dùng thể hiện rõ trong xu hướng của đơn giá.  Dự đoán đơn giá trung bình trên 100 g thuỷ sản trong năm 2009 giảm xuống dưới 140 yên.

Một số người lo ngại rằng mức độ suy giảm có thể là lớn hơn so với dự đoán trên, vì chi tiêu trong tháng 11 và tháng 12  có thể thấp hơn so với năm trước.

 Nếu dự đoán này đúng, đây sẽ là mức đơn giá thấp thứ hai trong 25 năm qua, chỉ sau mức 138 yên của năm 2005, rõ ràng cho thấy rằng những tác động của giảm phát đối với chi tiêu cho thủy sản của hộ gia đình.

Dự đoán đơn giá trong năm 2009 giảm gần 20% so với mức đỉnh điểm 170 yên của năm 1991.
Từ đơn giá ước tính giá trị trung bình mua thuỷ sản tươi mỗi hộ gia đình trong năm 2009 sẽ đạt 50.791 yên, giảm 2,5% so với năm 2008, mặc dù khối lượng mua tăng nhẹ.

Các nhà phân tích dự báo chi tiêu cho thuỷ sản của các hộ gia đình khó có thể phục hồi trong thời gian tới do tình hình giảm phát vẫn tiếp tục khi kinh tế còn suy giảm kéo dài.

Hơn nữa, thế hệ baby-boomer của Nhật Bản (thế hệ sinh ra thời hậu chiến) là thế hệ tiêu thụ nhiều thuỷ sản, nay đã đến tuổi hưu trí, nên họ có thể trở lên dè dặt trong chi tiêu. Thế hệ trẻ sau này ít ăn thuỷ sản từ bé và có thể thu nhập của họ cũng đang bị giảm.

Hơn nữa, họ không có thói quen nấu thuỷ sản theo cách tận dụng thời gian và tiền bạc. Dù sao họ cũng không có ý định thay đổi thói quen ăn uống để tập trung cho thuỷ sản mà họ không thích.

(Internet)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
  • 5 kiến nghị về giải pháp khắc phục và thúc đẩy xuất khẩu cá tra năm 2010.
  • Thuỷ sản Việt Nam gặp khó ở Tây Ban Nha
  • Khai thác hải sản: Mới đáp ứng hơn 22% nhu cầu nguyên liệu chế biến
  • Người nuôi trồng nông thủy sản mong được hỗ trợ vốn
  • Khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
  • Thủy sản xuất vào EU phải có chứng nhận khai thác hợp pháp
  • Cá tra dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu thủy sản - Nghịch lý từ vùng nuôi
  • Quy định của EC truy xuất nguồn gốc thủy sản : Cơ hội để DN nâng cao tính cạnh tranh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container