Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

5 kiến nghị về giải pháp khắc phục và thúc đẩy xuất khẩu cá tra năm 2010.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) đã gửi Bộ NN &PTNT công văn số 205/2009/CV-VASEP báo cáo về tình hình xuất khẩu cá tra năm 2009 và đưa ra 5 kiến nghị về giải pháp khắc phục và thúc đẩy xuất khẩu cá tra năm 2010.

Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu cá tra có sự sụt giảm đáng kể so với năm 2008, trong đó EU là thị trường nhập khẩu nhiều nhất mặt hàng cá tra (chiếm trên 40%) sụt giảm mạnh về khối lượng và giá trị. Sự suy giảm đó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân: Do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp mạnh và giá tại các thị trường chủ lực đều giảm; Những thông tin không trung thực nhằm hạ uy tín con cá tra Việt Nam của báo chí một số nước như Italia, Tây Ban Nha, Na Uy, khu vực Trung Đông và Niu Dilân; Những rào cản bảo hộ mậu dịch từ các nước nhập khẩu chính liên tục được đặt ra; Nguồn nguyên liệu không ổn định…

Từ thực tế năm 2009, Hiệp hội đưa ra 5 kiến nghị:

1. Kiến nghị ban hành các quy định cụ thể để sớm triển khai việc thực hiện Đề ánphát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm đạt được mục tiêu của đề án là phát triển sản xuất cá tra đến năm 2010 đạt sản lượng cá nguyên liệu 1,5 triệu tấn, sản phẩm xuất khẩu đạt 600 nghìn tấn với giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 1,5 tỷ USD. Bên cạnh công tác quy hoạch và tổ chức nuôi cá tra chất lượng tốt cần quan tâm đến chất lượng VSATTP cho sản phẩm cá tra phi-lê đông lạnh xuất khẩu thông qua việc ban hành các tiêu chuẩn thống nhất đối với cá tra xuất khẩu, thực hiện nghiêm túc các quy định về an toàn vệ sinh để bảo vệ uy tín của sản phẩm cá tra. Song song với đó là việc kiên quyết xử lý các hiện tượng vi phạm về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

2.Quan tâm đến các yếu tố đầu vào cho nuôi cá traxuất khẩu vì hiện nay người nuôi cá tra đang rất khó khăn trong việc xác định giá thành nuôi khi giá con giống, thức ăn, thuốc thú y thay đổi không theo quy luật trong suốt chu trình nuôi cá thường kéo dài đến 8 tháng. Con giống không đảm bảo chất lượng chưa được kiểm soát, giá thức ăn tăng giảm thất thường là nguyên nhân làm cho nhiều hộ nuôi bị lỗ và dẫn đến chất lượng nguyên liệu cá nuôi không ổn định. Bên cạnh việc tăng cường khâu quản lý chất lượng con giống, thức ăn từ các nhà cung cấp và phân phối, cần nghiên cứu ban hành các chính sách, biện pháp ổn định giá nhằm giúp người nuôi dự kiến được giá thành, chủ động ký kết các hợp đồng tiêu thụ với nhà máy chế biến, cũng như cân đối cung cầu theo mùa vụ trong năm.

3. Chính quyền các địa phương cân nhắc khi cấp phép việc xây mớihoặc mở rộng các nhà máy chế biến cá tra mà trong đó yếu tố quan trọng là thực hiện nguyên tắc nhà máy chế biến phải có vùng nguyên liệu, có thị trường ổn định. Hiện năng lực chế biến  đã vượt qua mức 600 nghìn tấn sản phẩm do phong trào xây dựng nhà máy chế biến cá tra ở ĐBSCL phát triển rầm rộ trong năm 2008. Thực tế hiện nay 100% các nhà máy chế biến cá tra đều thuộc sở hữu tư nhân hoặc cổ phần, tuy nhiên việc cho ra đời thêm nhà máy, tăng năng lực chế biến dễ dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các Doanh nghiệp, khó ổn định chất lượng và phát triển thị trường tiêu thụ một cách bền vững. Việc một số  nhà máy mới ra đời không có khách hàng ổn định ban đầu hoạt động dưới công suất dẫn đến việc phải nhận gia công chế biến thậm chí không được tham gia kiểm soát chất lượng sản phẩm để cho các Công ty thương mại xuất khẩu hàng kém chất lượng dẫn đến việc cạnh tranh không lành mạnh, làm ảnh hưởng uy tín cá tra Việt Nam, có thể làm mất thị trường tiêu thụ.

4.Cần có các chính sách và biện pháp quản lý cộng đồngthông qua các Hiệp Hội trong xuất khẩu cá tra. Vì hiện tại số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cá tra quá nhiều, theo thống kê có 272 đơn vị tham gia xuất khẩu cá tra trong năm 2009, trong đó số lượng các công ty không tham gia các Hiệp Hội chuyên ngành chiếm hơn 50%, do đó tác động của quản lý cộng đồng lên việc ổn định chất lượng, giá cả xuất khẩu chưa thể phát huy được tác dụng. Với 125 thị trường nhập khẩu trên khắp thế giới, rất đa dạng về mức chất lượng, quy cách đóng gói, để ổn định thị trường, dự báo cung cầu hợp lý cho từng thị trường thì việc tổ chức để các Doanh nghiệp cùng xuất vào một thị trường tham gia quản lý cộng đồng là hết sức cần thiết, góp phần nâng cao hiệu lực công tác quản lý của các cơ quan thẩm quyền trong việc ổn định và phát triển xuất khẩu một cách hiệu quả và bền vững.

5. Đẩy mạnh thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại, tổ chức các hoạt động quảng bá sản phẩm cá tra của Việt Nam tại nước ngoài với nội dung và hình thức đổi mới. Thông qua các hội chợ triển lãm, các cơ hội xúc tiến đầu tư... tổ chức các sự kiện quảng bá nhằm giúp người tiêu dùng hiểu rõ giá trị của sản phẩm cá tra Việt Nam đồng thời ngăn chặn các hoạt động nói xấu cá tra vì mục đích cạnh tranh từ phía các thị trường nhập khẩu.

(Vasep)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
  • Thuỷ sản Việt Nam gặp khó ở Tây Ban Nha
  • Khai thác hải sản: Mới đáp ứng hơn 22% nhu cầu nguyên liệu chế biến
  • Người nuôi trồng nông thủy sản mong được hỗ trợ vốn
  • Khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
  • Thủy sản xuất vào EU phải có chứng nhận khai thác hợp pháp
  • Cá tra dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu thủy sản - Nghịch lý từ vùng nuôi
  • Quy định của EC truy xuất nguồn gốc thủy sản : Cơ hội để DN nâng cao tính cạnh tranh
  • Xuất khẩu thủy sản vào EU: DN sẵn sàng, nhưng...
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container