Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất khẩu nông - thủy sản vào Nhật Bản: Tín hiệu lạc quan

Năm 2010 mặt hàng tôm xuất khẩu được dự đoán sẽ là lựa chọn ưu tiên của các nhà nhập khẩu Nhật Bản - tinkinhte.com
Năm 2010 mặt hàng tôm xuất khẩu được dự đoán sẽ
là lựa chọn ưu tiên của các nhà nhập khẩu Nhật Bản

DN xuất khẩu nông -thủy sản VN tin tưởng rằng các sản phẩm có thương hiệu sẽ thâm nhập các siêu thị lớn ở Nhật Bản vào năm 2010.

Lý do là từ năm 2010 có 784 dòng sản phẩm nông sản và 64 mặt hàng thủy sản VN bắt đầu vào Nhật với thuế suất bằng 0% khi Hiệp định Đối tác kinh tế VN - Nhật Bản (VJEPA) được triển khai đồng bộ.

Xóa bỏ thuế trên 800 dòng sản phẩm

Theo các cam kết của VJEPA, Nhật Bản đã cam kết giảm thuế đối với các mặt hàng tương đương với gần 84% giá trị nông sản xuất khẩu của VN. Trong số 2.020 dòng thuế nông sản, Nhật Bản đã xóa bỏ ngay đối với 784 dòng, chiếm 36% tổng số dòng thuế nông sản và chiếm 67,6% giá trị hàng xuất khẩu của VN. Nhật Bản cũng sẽ tiếp tục giảm và loại bỏ thuế nhập khẩu đối với 72 dòng nông sản trong 7 năm và 214 dòng có lộ trình giảm và loại bỏ thuế quan trong 10 năm. Trong đó, đáng chú ý là có các mặt hàng rau, quả chế biến, ngô, sắn chế biến, các loại gia vị, nước sốt là những mặt hàng mà thời gian qua các DN VN có khá nhiều lợi thế khi xuất khẩu sang thị trường này.

Đối với mặt hàng thủy sản, trong số 330 mặt hàng, đã có 64 mặt hàng được giảm thuế ngay khi hiệp định thực thi, chiếm tới 71% xuất khẩu thủy sản của VN sang Nhật Bản. Riêng tôm VN vào Nhật Bản có thể được hưởng thuế 0%. Vì vậy, năm 2010 mặt hàng này được dự đoán sẽ là lựa chọn ưu tiên của các nhà nhập khẩu Nhật Bản. Hiện tôm là mặt hàng chiếm kim ngạch xuất khẩu chính trong nhóm hàng thủy sản xuất khẩu của VN. Tổng giá trị xuất khẩu tôm trong năm 2009 ước đạt trên 1,51 tỷ USD, chiếm gần 40% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của VN.

DN chớp cơ hội

Vinamit là một trong số ít Cty chế biến hoa quả đã xuất hàng qua Nhật vài năm nay, nhưng số lượng còn khiêm tốn chừng vài container mỗi quý. Ông Nguyễn Lâm Viên - Tổng Giám đốc Vinamit tỏ ra rất lạc quan khi thuế suất những mặt hàng của Vinamit được giảm xuống 0%. “Trước nay chúng tôi chủ yếu xuất theo phương thức FOB, bây giờ khả năng tiếp cận thị trường sẽ thuận lợi hơn” - ông Viên chia sẻ. Còn theo ông Huỳnh Quang Đấu - Tổng Giám đốc Cty Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp An Giang (Antesco), ngay sau khi có thông tin giảm thuế, nhiều khách hàng Nhật Bản đã chủ động gọi điện đặt thêm số lượng và hỏi mua thêm nhiều loại sản phẩm. Hiện Antesco đang xuất khẩu bốn loại nông sản chế biến gồm đậu bắp, khóm, ngô bao tử và khoai lang tím sang Nhật. “Việc giảm thuế từ 5% xuống 0% với nhiều loại nông sản chế biến rất ý nghĩa, bởi trong kinh doanh 5% có thể tạo nên một lợi thế rất lớn cho các DN. Đặc biệt, thông tin miễn thuế càng có ý nghĩa hơn khi sản lượng và giá trị xuất khẩu của Cty giảm 20-30% do khủng hoảng kinh tế” - ông Đấu cho biết.

Có cùng quan điểm, ông Nguyễn Văn Kịch - Tổng Giám đốc Cty Cafatex, cho biết: “Chúng tôi rất lạc quan vì trước đây chúng ta xuất nhiều tôm vào Nhật nhưng cạnh tranh vất vả với một số nước khác trong khu vực ASEAN bởi họ đã có hiệp định song phương với Nhật”. Cafatex đã xuất trực tiếp vào hệ thống siêu thị 7 Eleven và ItoYokado. Nhờ hiệp định này Cty sẽ tăng cường xuất khẩu hàng có thương hiệu của mình trực tiếp vào các siêu thị lớn khác của Nhật. Hiện 60% sản lượng xuất khẩu của Cafatex là vào thị trường Nhật.

Mặc dù được tăng lợi thế, nhưng ông Lê Quang Lân - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cũng cảnh báo các DN: Nhật Bản là một trong những quốc gia đang áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm có yêu cầu rất khắt khe với mục đích bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Các tiêu chuẩn của Nhật Bản hầu như tương đương, thậm chí cao hơn cả những tiêu chuẩn quốc tế thông thường. Bởi vậy, khi DN xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản thì phải đặc biệt quan tâm tới chất lượng.

(Theo Tâm Vũ // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
  • Nhà máy thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng
  • Inđônêxia nỗ lực dỡ bỏ các rào cản đối với thủy sản
  • Xuất khẩu thuỷ sản 2010 có nhiều cơ hội
  • Bán cá sang Nga dễ, lấy tiền mới khó
  • “Trả lại tên em” cá da trơn Việt Nam
  • Mỹ tiếp tục cấm thuỷ sản Trung Quốc
  • Thương hiệu của cá tra
  • Italia tịch thu hàng trăm tấn thuỷ sản kém chất lượng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container