Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Mỹ tiếp tục cấm thuỷ sản Trung Quốc

Văn phòng Thuỷ sản thuộc Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho biết họ sẽ tiếp tục cấm hầu hết các công ty thuỷ sản Trung Quốc xuất khẩu một số sản phẩm như tôm và cá catfish vào Mỹ, chỉ vì nó “quá phức tạp” đối với FDA trong việc thực hiện hiệu quả các quy định của chính họ hoặc ứng dụng các dữ liệu kiểm tra gần đây của Trung Quốc để đánh giá mức độ tuân thủ các quy định này.

 

Luật sư Benjamin England của FDAImports.com cho biết, ngày 9/1/2010 FDA thông báo rằng sẽ không áp dụng kết quả thanh tra nào mà Trung Quốc tiến hành trong thời gian gần đây để giúp bất cứ công ty chế biến thuỷ sản mới nào của Trung Quốc được xoá khỏi danh sách cảnh báo nhập khẩu số 16 -131 của FDA, có hiệu lực từ tháng 8/2007.

Đây thực sự là một cú sốc. Mọi người trong ngành đều nghĩ rằng FDA đã tập trung xem xét các kết quả kiểm tra từ cuối năm 2009 để đánh giá xem công ty nào có thể được xoá khỏi danh sách  cảnh báo nhập khẩu 16-131 của FDA. Các công ty Trung Quốc đang “nhấp nhổm” chờ đợi điều này với hy vọng sẽ được xuất khẩu “thoải mái”  sang Mỹ. Thậm chí, từ đầu năm 2009 FDA còn thông báo sẽ cử các thanh tra viên sang Trung Quốc để kiểm tra với mục đích mở rộng danh sách các doanh nghiệp được miễn cảnh báo. Đây quả là một tai hoạ đối với ngành thuỷ sản Trung Quốc.

 Trước tháng 8/2007, một công ty chế biến thủy sản Trung Quốc có thể xuất thủy sản vào Mỹ để bán, miễn là có một tiểu sử tốt và sản phẩm của họ không có vấn đề gì. Bỗng dưng lại có sự thay đổi. Tháng 8/2007, FDA đã ban hành Cảnh báo Nhập khẩu 16-131: "Giữ lại không cần kiểm tra thực tế đối với cá catfish, basa, tôm, cá đác và cá chình của Trung Quốc”. Theo cảnh báo, tất cả các lô tôm và cá da trơn Trung Quốc bị tự động giữ lại, yêu cầu các công ty nhập khẩu kiểm tra sản phẩm để chứng minh không bị nhiễm thuốc thú y bị cấm.

Thuỷ sản Trung Quốc bị tự động giữ lại gây tốn kém về các khoản kiểm tra, lưu kho và sự chậm trễ kéo dài có khi tới hàng tháng, trước khi FDA giải phóng từng lô hàng.

Cảnh báo nhập khẩu đến nay vẫn có hiệu lực, trong đó tuyên bố, mỗi công ty chế biến thuỷ sản Trung Quốc có thể được xoá khỏi danh sách cảnh báo nếu xuất thành công 5 lô hàng liên tiếp sang Mỹ mà không có vấn đề gì sau khi đã được kiểm nghiệm tại phòng kiểm nghiệm tư nhân và nộp báo cáo thanh tra do công ty thanh tra thứ 3 hoặc cơ quan chính phủ thực hiện.

Mùa hè năm 2008, FDA đã cử thanh tra tới Trung Quốc để kiểm tra AQSIQ – cơ quan của Trung Quốc tương đương với FDA -- và USDC/SIS, cơ quan chịu trách nhiệm kiểm tra định kỳ các nhà máy chế biến thuỷ sản Trung Quốc. Mặc dù FDA không kiểm tra một cơ sở thuỷ sản nào, nhưng vẫn sử dụng thông tin từ dịch vụ thanh tra thứ 3 với sự giám sát của chính FDA trong quá trình thanh tra để đánh giá việc thực hiện quy định của từng nhà máy chế biến

Sau những chuyến thị sát đó, FDA kết luận cả AQSIQ và USDC/SIS đều không thích hợp là các cơ quan thanh tra thứ 3 vì không thể đáp ứng yêu cầu của FDA. Tuy nhiên, tháng 11/2008, FDA lại sử dụng thanh tra thứ 3 với sự giám sát của họ để đưa một chục công ty chế biến thuỷ sản Trung Quốc vào danh sách được miễn cảnh báo nhập khẩu, miễn cho họ các chi phí do cảnh báo nhập khẩu.

Tháng 1/2009, FDA công bố một chương trình mới sử dụng dữ liệu thanh tra của bên thứ 3, mặc dù FDA không có cơ quan mới nào để thực hiện việc đó. Ngay sau đó, FDA khởi động chương trình thử nghiệm chứng nhận của bên thứ 3 và chấp nhận 5 công ty tư nhân áp dụng theo các thanh tra viên bên thứ 3.

FDA vẫn chưa được Quốc hội cử cơ quan thứ 3 để thanh tra. Mùa thu năm 2009, FDA đã cử các cơ quan sang Trung Quốc lần nữa để giám sát dịch vụ thanh tra thứ 3 theo chương trình thử nghiệm mới và một số công ty chế biến thuỷ sản Trung Quốc đã qua thanh tra dưới sự giám sát của FDA trong đợt này. Ai cũng tưởng rằng FDA sẽ giám sát nếu cần thiết để đánh giá  các công ty đã đươc thanh tra, qua đó quyết định miễn cho họ khỏi danh sách cảnh báo. Tuy nhiên, trong buổi làm việc với Văn phòng Thuỷ sản, FDA cho rằng, việc thanh tra chỉ để thực hiện chương trình thử nghiệm mới chứng nhận bên thứ 3. Vì vậy, không có đơn vị nào được FDA thanh tra vào năm 2009 được đánh giá để xoá khỏi danh sách cảnh báo nhập khẩu 16-131. Sự thay đổi này gây bất ngờ cho ngành thuỷ sản Trung Quốc, các nhà nhập khẩu Mỹ và thậm chỉ cả Chính phủ Trung Quốc

 

 

(Vasep)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
  • Thương hiệu của cá tra
  • Italia tịch thu hàng trăm tấn thuỷ sản kém chất lượng
  • 10 điểm nổi bật của ngành thuỷ sản Việt Nam năm 2009
  • Thái Lan sửa đổi các tiêu chuẩn đối với tôm
  • Sản xuất thủy sản phải theo quy chuẩn quốc gia
  • Truy xuất nguồn gốc thủy sản: Nhập gia tùy tục
  • Cá ngừ giá 3,4 tỷ đồng tại Nhật Bản
  • Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ: Rắc rối từ tên gọi
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container