Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bán cá sang Nga dễ, lấy tiền mới khó

Sáng 5.1.2010, ban điều hành xuất khẩu thuỷ sản sang Nga cho biết, tính đến hết tháng 12.2009, doanh nghiệp Việt Nam bán qua thị trường Nga trên 39.000 tấn cá tra, thu về 64 triệu USD, giảm 63% so với cùng kỳ năm ngoái. Kể từ khi phía Nga chính thức cấp phép nối lại nhập khẩu cá tra của Việt Nam hồi tháng 5.2009, theo ban điều hành, thị trường này đã được doanh nghiệp khai thác khá hiệu quả. Từ tháng 5.2009 đến nay, trong khi giá cá xuất qua châu Âu, Trung Đông, Á, Mỹ giảm 10 – 15% thì giá xuất sang Nga lại tăng 5 – 7%.

Tuy nhiên, rào cản khiến doanh nghiệp không thể đẩy mạnh sản lượng xuất khẩu cá tra sang Nga là phương thức thanh toán tiền hàng quá rủi ro. Ông Lý Ngọc Minh, trưởng ban điều hành xuất khẩu cá tra sang Nga thừa nhận do phí mở tín dụng thư (L/C) tại hệ thống ngân hàng Nga quá cao nên nhà nhập khẩu không chọn cách thanh toán an toàn này mà thường chọn phương thức thanh toán TT (Telegraphic Transfer Remittance), đặt cọc 20 – 30% giá trị, khi nhận hàng nhà nhập khẩu mới thanh toán hết tiền. Nhiều doanh nghiệp có thâm niên trong hoạt động xuất nhập khẩu đều khẳng định, thanh toán TT đưa đến nhiều rủi ro cho người bán hàng, vì đối tác sau khi nhận được hàng sẽ viện vào nhiều lý do như hàng kém chất lượng, không đủ số lượng hay kể cả hàng khó bán do biến động thị trường… để chần chừ trả nốt số tiền còn lại trong hợp đồng.

Từ năm 2008 đến nay, theo ban điều hành, chính vì chỉ có một cách lựa chọn thanh toán duy nhất là TT, nên doanh nghiệp mới chỉ “đòi” được khoảng 90% sộ́ tiền mà nhà nhập khẩu Nga nợ. Số còn lại 10% nữa, ban điều hành và hiệp hội Nhập khẩu Nga vẫn đang đàm phán, hối thúc nhà nhập khẩu trả nốt.

Tuy nhiên, con số nợ khó đòi 10%  (theo ông Lý Ngọc Minh, chỉ khoảng trên 1 triệu USD) có thể chưa chính xác. Giám đốc một doanh nghiệp xuất khẩu cá tra ở Đồng Tháp kể rằng, ông đang rất lo lắng về khoản tiền 2 triệu đôla mà khách hàng Nga còn nợ sau những hợp đồng mua hàng cá tra philê của công ty. Từ khi thị trường Nga mở cửa trở lại hồi tháng 5.2009, ông này cho hay doanh nghiệp cố gắng đẩy mạnh xuất khẩu, sau năm tháng, doanh số đạt trên 6 triệu USD. Thế nhưng, ngay từ lô hàng đầu tiên, đối tác Nga đã không trả hết tiền hàng mà tìm cách khất lần, đến nay số tiền nợ trên 2 triệu đôla, quá thời gian mà họ hứa trả đã hơn một tháng rưỡi vẫn chưa lấy được. Qua tìm hiểu, số doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sang thị trường Nga hiện nay còn khoảng trên dưới 10 đơn vị, và theo một nguồn tin thì có khá nhiều công ty chưa đòi hết nợ.

Ban điều hành Xuất khẩu thuỷ sản sang Nga được thành lập từ 16.3.2009 có nhiệm vụ giới thiệu nhà máy thuỷ sản Việt Nam đạt chất lượng cho đối tác Nga; kiểm soát nhà máy, kiểm soát chất lượng, số lượng, giá xuất cá sang Nga. Tuy nhiên, ông Lý Ngọc Minh khẳng định việc mua bán, giao dịch, thanh toán hoàn toàn doanh nghiệp nghiệp quyết định và chịu trách nhiệm. Và việc chọn thanh toán TT, doanh nghiệp cần phải hết sức cân nhắc đối tác. Hiện nay TT rất ít được lựa chọn trong giao dịch mua bán quốc tế, chỉ có những đối tác thật sự uy tín, thậm chí có ràng buộc nhau về tài chính mới sử dụng cách thanh toán này.

(Theo Hoàng Bảy // SGTT Online)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
  • “Trả lại tên em” cá da trơn Việt Nam
  • Mỹ tiếp tục cấm thuỷ sản Trung Quốc
  • Thương hiệu của cá tra
  • Italia tịch thu hàng trăm tấn thuỷ sản kém chất lượng
  • 10 điểm nổi bật của ngành thuỷ sản Việt Nam năm 2009
  • Thái Lan sửa đổi các tiêu chuẩn đối với tôm
  • Sản xuất thủy sản phải theo quy chuẩn quốc gia
  • Truy xuất nguồn gốc thủy sản: Nhập gia tùy tục
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container