Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thương hiệu của cá tra

Những kiến nghị về việc khắc phục và thúc đẩy xuất khẩu cá tra năm 2010 mà Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) vừa gửi lên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khiến mọi người hiểu thêm vì sao việc nuôi, chế biến và kinh doanh cá tra, mặt hàng mà Việt Nam gần như độc quyền trên toàn thế giới trong năm 2009 nhưng lại gây ra một số nỗi khổ cho người nuôi cá.

Theo VASEP, công suất chế biến cá tra hiện nay của các nhà máy vượt qua 600.000 tấn sản phẩm/năm. Trong số đó có một số nhà máy mới chưa có khách hàng ổn định, hoạt động dưới công suất dẫn đến việc phải gia công chế biến cho các công ty thương mại, không được tham gia kiểm soát quá trình chế biến, tạo điều kiện cho sản phẩm kém chất lượng tham gia thị trường.

Hệ quả là xảy ra cạnh tranh không lành mạnh, ảnh hưởng đến uy tín, giá cả cá tra Việt Nam, nguy cơ mất thị trường. Vì vậy, cần phải cân nhắc khi cấp phép việc xây mới hoặc mở rộng các nhà máy chế biến cá tra mà trong đó yếu tố quan trọng, nhà máy chế biến phải có vùng nguyên liệu, thị trường ổn định. Việc cân đối cung cầu cả mùa vụ là rất quan trọng, cần chủ động ký kết hợp đồng tiêu thụ giữa người nuôi và nhà máy chế biến.

Điều quan trọng không kém là việc ban hành chính sách, biện pháp ổn định giá nhằm giúp người nuôi tính toán được giá thành. Hiện nay người nuôi cá tra, do giá giống, thức ăn, thuốc thú y biến động không theo quy luật suốt quá trình nuôi nên khó xác định giá thành chính xác. Trong lúc đó, con giống không đảm bảo chất lượng, giá thức ăn tăng giảm thất thường là nguyên nhân làm cho nhiều hộ nuôi bị lỗ, dẫn đến chất lượng nguyên liệu cá nuôi không ổn định.

Do đó, cùng với việc quy hoạch và tổ chức nuôi cá tra, cần thực hiện nghiêm các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm và sớm ban hành các tiêu chuẩn thống nhất đối với cá tra xuất khẩu. Đồng thời quyết liệt xử lý các vi phạm về chất lượng, nhằm bảo vệ uy tín sản phẩm cá tra, nhất là đối với mặt hàng cá tra phi lê đông lạnh.

Hiện có đến 272 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cá tra, nhưng hơn 50% số này lại không là hội viên của VASEP nên khó có thể tác động đến việc quản lý cộng đồng nhằm ổn định chất lượng, nhất là chưa thể có sự thống nhất giá cả khi xuất khẩu vào từng thị trường.

Hiện cá tra Việt Nam đã có mặt tại 125 thị trường khắp thế giới, không chỉ đa dạng về chất lượng mà cả quy cách đóng gói, nhằm đáp ứng cung cầu đa dạng của từng thị trường. Việc tổ chức lại để các doanh nghiệp xuất vào một thị trường cùng phải tham gia quản lý cộng đồng là điều cần thiết, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý của các cơ quan thẩm quyền trong việc ổn định và phát triển xuất khẩu một cách hiệu quả và bền vững. Điều này không thể thiếu vai trò của VASEP và Hội nghề cá VN.

Năm 2010, dự kiến xuất khẩu 1,5 tỷ USD, sản lượng cá nguyên liệu 1,5 triệu tấn, sản phẩm xuất khẩu 600.000 tấn, ngoài những điều kể trên không thể xem nhẹ vai trò xúc tiến thương mại, đặc biệt là trong bối cảnh nhiều thông tin xấu, nhằm bôi nhọ uy tín và chất lượng cá tra Việt Nam ở một số quốc gia.

Vì vậy, mới đây, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra vào thị trường Nga đã kiến nghị thu 1 cent/kg sản phẩm để có kinh phí quảng bá hình ảnh, thông tin đúng đắn về sản phẩm cá tra ở các thị trường

(Theo ĐĂNG LÃM // SGTT Online)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
  • Italia tịch thu hàng trăm tấn thuỷ sản kém chất lượng
  • 10 điểm nổi bật của ngành thuỷ sản Việt Nam năm 2009
  • Thái Lan sửa đổi các tiêu chuẩn đối với tôm
  • Sản xuất thủy sản phải theo quy chuẩn quốc gia
  • Truy xuất nguồn gốc thủy sản: Nhập gia tùy tục
  • Cá ngừ giá 3,4 tỷ đồng tại Nhật Bản
  • Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ: Rắc rối từ tên gọi
  • Triển vọng tôm sú
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container