Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhà đầu tư bến, bãi đậu xe muốn được hỗ trợ thêm

Bến xe miền Đông mới sẽ được xây dựng thành một bến xe hiện đại với diện tích lớn gấp 3 lần so với diện tích hiện nay-Ảnh: Anh Quân.

Doanh nghiệp đầu tư bến, bãi đậu xe trên địa bàn TPHCM đang kiến nghị thành phố tiếp tục hỗ trợ thêm cho chủ đầu tư để họ sớm triển khai dự án.

Hiện nay, hai bến xe lớn nhất TPHCM là bến xe miền Đông và bến xe miền Tây luôn bị quá tải vào mỗi dịp lễ, tết; trong khi dự án xây dựng hai bến xe này vẫn đang trong quá trình giải phóng mặt bằng.

Ông Lê Văn Pha, Phó tổng giám đốc Tổng công ty cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn (Samco) - đơn vị đầu tư hai bến xe nói trên cho biết, mặc dù chính quyền thành phố đã hỗ trợ lãi suất vay để Samco xây dựng hai bến xe này, nhưng để dự án đưa vào khai thác có hiệu quả và doanh nghiệp thu hồi được vốn thì chính quyền cần kéo dài thêm thời gian hỗ trợ, ít nhất là sau năm 2015.

Cho dù khi quy hoạch nhà đầu tư đã tính đến hiệu quả khai thác nhưng với mức thu phí đối với các dịch vụ tại bến xe như hiện nay thì doanh nghiệp khó thu hồi đủ vốn trong vòng 10 năm. Ngoài ra, số vốn đầu tư cho hai bến xe tại TPHCM là khá lớn (hơn 4.000 tỉ đồng), trong khi đó vốn đền bù giải phóng mặt bằng đã chiếm khoảng gần 50% tổng số vốn đầu tư.

"Hơn nữa, do bến, bãi phục vụ vận tải hoạt động mang tính công ích, nên để khuyến khích doanh nghiệp tham gia đầu tư, chính quyền tiếp tục có nhiều hỗ trợ về giá thuê đất", ông Pha nói thêm.

Hiện nay, Samco đã lập xong quy hoạch hai bến xe mới (để thay thế bến xe miền Đông và miền Tây cũ), đó là bến xe Suối Tiên (quận 9), diện tích 20 héc ta, với tổng vốn đầu tư 2.500 tỉ đồng và bến xe Tân Quý‎ Tây (huyện Bình Chánh), diện tích 16 héc ta, với tổng vốn đầu tư 1.600 tỉ đồng.

Theo quy hoạch của Sở Giao thông vận tải TPHCM đến năm 2015, thành phố sẽ xây dựng 4 bến xe lớn có quy mô hiện đại để phục vụ nhu cầu đi lại của hành khách. Bốn bến xe được xây dựng mới, gồm: bến xe Suối Tiên (quận 9), bến Tân Quý Tây (huyện Bình Chánh), bến xe Xuyên Á (huyện Hóc Môn), bến xe sông Tắc (quận 9).

(Theo Anh Quân // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Doanh nghiệp vận tải biển: “Chúng tôi sắp hết hơi rồi!”
  • Các đội tàu biển Việt Nam đang...chìm
  • Logistics nội: 'Bán thân' cho nước ngoài?
  • Cảng biển Việt Nam: Nơi quá tải, chỗ thiếu công suất
  • 5 doanh nghiệp Pháp sẽ đến Việt Nam tìm hiểu ngành cảng biển
  • Nâng vị thế của cảng biển Việt Nam với quốc tế
  • A330 vẫn là sự lựa chọn phổ biến cho các chuyến bay đường dài
  • “Giải thoát” 500 container thực phẩm bị kẹt tại cảng Cát Lái
  • Hàng không dân dụng châu Á-Thái Bình Dương khởi sắc
  • Hạ thuỷ tàu hàng 53.000DWT của chủ tàu Anh đúng cam kết
  • Nâng cấp nội thất máy bay Boeing 777 của Vietnam Airlines
  • Phát triển cảng biển - Ưu tiên nơi thiên thời, địa lợi
  • Logistics Việt Nam bị cạnh tranh khốc liệt
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container