Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giải pháp cứu kính nội

 Trước khó khăn của DN sản xuất kính trong nước do kính nhập khẩu giá rẻ "làm mưa làm gió" trên thị trường, mới đây, Bộ Công Thương đã ra quyết định điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng kính ngoại nhập khẩu nhằm bảo vệ kính trong nước. Đây được xem là một giải pháp hợp lý và đúng luật quốc tế ở thời điểm hiện nay nhằm "cứu" ngành kính trong nước thoát khỏi khó khăn bấy lâu nay.

Theo đề nghị của các DN, trước mắt áp dụng mức thuế tuyệt đối 0,6 USD/m2 đối với kính nhập khẩu (không phân biệt xuất xứ) trong thời gian bốn năm ở mức “áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu”. Các DN cũng đề nghị áp dụng ngay biện pháp tạm thời: thuế nhập khẩu chung đối với kính nổi là 40% (không phân biệt nước xuất khẩu) trong thời gian 200 ngày. Điều này có nghĩa ngoài mức thuế suất thông thường đang áp dụng trong khu vực ASEAN là 5%, ngoài khu vực ASEAN là 40%, kính nổi nhập khẩu phải cộng thêm 40% thuế suất cho mỗi lô hàng khai báo nhập vào VN.

Kính “nổi”, phận “chìm”

Theo 3 DN sản xuất kính trong nước là: Cty Kính nổi Viglacera (VIFG) tại Bắc Ninh, Cty TNHH Kính nổi VN (VFG) tại Bình Dương và Cty TNHH Công nghiệp Kính VN (VGI) tại Bà Rịa - Vũng Tàu thì hiện nay kính nổi dùng trong xây dựng đa số được nhập khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Singapore, mã HS 7005.29.90.00 và 7005.21.90.00. Chỉ tính riêng năm 2008, VN nhập khẩu khoảng hơn 8,1 triệu m2 ATC kính. 3 tháng đầu năm 2009, VN đã nhập hơn 7 triệu m2 QTC, giá trị hơn 9 triệu USD. Đây được xem là một con số quá lớn trong khi bản thân các DN trong nước thừa khả năng cung ứng mặt hàng này cho thị trường xây dựng.

Ông Lê Minh Tuấn - Tổng Thư ký Hiệp hội Kính và Thủy tinh VN, Chủ tịch HĐQT Cty cổ phần đầu tư và XNK Viglacera (Viglacera EXIM) cho biết, các nhà nhập khẩu đang sử dụng các phương thức gian lận thương mại như: Khai giá trị tính thuế thấp hơn giá trị thực tế tới 50% đến 70% và chỉ bằng 30% đến 40% giá thành sản xuất tại VN. Kê khai độ dày của kính thấp hơn nhằm giảm thuế nhập khẩu. Việc nhập khẩu các loại kính không đạt Tiêu chuẩn VN như các loại kính cán có độ cong vênh lớn, nhiều bọt, bao bì đóng gói kém, dễ vỡ; các loại kính chuyển màu quá độ không đảm bảo màu tiêu chuẩn với giá rẻ đã gây ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, gây thiệt hại cho các nhà sản xuất trong nước - là nguyên nhân lớn dẫn đến mất an toàn cho các công trình xây dựng.

Đại diện 3 DN trên cho biết, từ năm 2007 đến năm 2008, thị phần kính nổi nhập khẩu tăng vọt, từ 2,55% lên 19,26% và giá bán rẻ hơn hàng sản xuất nước từ 12-34%, khiến các DN này bị thiệt hại nặng nề, phải cắt giảm lao động. Cty kính nổi VN VFG, một Cty liên doanh với Nhật là một ví dụ điển hình về khó khăn của các DN ngành kính.  Có những tháng do hàng tồn quá nhiều không bán được DN phải đập tới 50% số kính sản xuất ra để... nấu lại với lý do không thể dừng lò được vì mỗi lần dừng lò khởi động lại phải mất chi phí hàng chục tỷ đồng. Trong khi nếu bán kính đó với giá rẻ thì lại tự hạ thấp thương hiệu, chưa kể lâm vào tình trạng bán phá giá. Rất nhiều lô hàng của Cty này  tồn kho, thậm chí còn nhiều tem, nhãn còn ghi rõ ngày ra lò từ giữa năm 2008. Chính vì vậy mà việc Bộ Công Thương ra quyết định điều tra áp dụng biện pháp tự vệ ở thời điểm này được các DN đánh giá rất cao và cho đây là một giải pháp để cứu ngành kính trong nước khỏi bị "nhấn chìm" bởi làn sóng kính ngoại đang tràn lan.

Một tiền lệ tốt

Theo các chuyên gia ngành kính, có thể coi đây là một tiền lệ tốt để các cơ quan quản lý nhà nước, DN áp dụng các biện pháp để ngăn sự xâm nhập ồ ạt của các mặt hàng ngoại nhập. Từ trước tới nay, chỉ nghe nói các DN VN XK hàng hóa và bị kiện ở nước này, nước kia, nhưng với việc lần đầu tiên các DN kính trong nước áp dụng các biện pháp tự vệ trước kính ngoại giá rẻ đang ồ ạt vào VN được xem là một động thái rất tích cực và nó cũng thể hiện sự trưởng thành của các DN VN trong hội nhập quốc tế.

Theo quy định của luật pháp, biện pháp tự vệ được áp dụng khi một mặt hàng nhập khẩu quá nhiều khiến các DN sản xuất mặt hàng đó trong nước không thể cạnh tranh nổi. Về mặt nguyên tắc, trong vòng 6 tháng Bộ Công Thương sẽ ra quyết định cuối cùng là có áp dựng biện pháp tự vệ hay không. Tuy nhiên, cũng theo luật nếu các DN nhập khẩu chứng minh được mặt hàng mà họ nhập khẩu hoàn toàn hợp lý và cạnh tranh bình đẳng với hàng trong nước thì sẽ không thể áp dụng các biện pháp như yêu cầu của các DN sản xuất trong nước.

GĐ một DN sản xuất thép cho biết, năm 2008, thép nhập khẩu từ Trung Quốc vào VN quá nhiều với giá thấp khiến các DN sản xuất thép trong nước lao đao. Trước tình trạng ấy, ông cùng với một số DN sản xuất thép khác đã tính tới việc khởi kiện bán phá giá đối với các sản phẩm thép nhập khẩu từ Trung Quốc. Tuy nhiên do từ trước chưa có DN VN nào khởi kiện cũng như thấy chi phí cho việc này lớn và phức tạp nên DN đã nản chí. Vị GĐ này khẳng định, việc một số DN kính đứng ra đề nghị các biện pháp tự vệ chắc chắn sẽ tạo động lực cho các DN ở những lĩnh vực khác sau này khi phải đứng trước hoàn cảnh tương tự.

Thiết nghĩ, đã đến lúc các DN VN cần tự bảo vệ mình theo đúng luật pháp quốc tế trước sự ồ ạt tấn công của các mặt hàng nhập khẩu gây tổn hại cho nền sản xuất trong nước. Chưa biết câu chuyện ngành kính rồi sẽ đi tới đâu nhưng chắc chắn đây sẽ là một tiền lệ tốt để các DN VN ở các lĩnh vực khác có thể tự tin và tự bảo vệ mình theo đúng luật pháp quốc tế.

Chuthichanh: Một DN kính được đầu tư rất lớn như Kính Đáp Cầu cũng không thể cạnh tranh được với kính nhập khẩu giá thấp (do gian lận thương mại)

 

(Theo Quốc Anh // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Loại 9 dự án xi măng khỏi quy hoạch
  • Tìm biện pháp “phá vây” cho ngành thép
  • DN xi măng: Làm gì để tránh phá sản?
  • Úc tham gia thị trường vật liệu xây dựng Việt Nam
  • Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng "bắt bệnh" các nhà máy xi măng ôm nợ
  • Biện pháp tự vệ sẽ giúp DN kính vượt qua khó khăn hiện tại
  • Doanh nghiệp sản xuất kính nổi: Yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp tự vệ thương mại
  • Thêm một sản phẩm cho thị trường vật liệu xây dựng
  • Xem xét áp dụng “biện pháp tự vệ” đối với kính xây dựng sản xuất trong nước
  • Hướng đi mới của ngành sản xuất phụ gia xây dựng
  • Mở rộng thị trường xuất khẩu xi măng
  • Việt Nam có nhà máy vữa khô đầu tiên
  • Vật liệu xây dựng “nhấp nhổm” tăng giá
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container