Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Năm 2011: Tiêu thụ thép, xi măng tăng cao

Sản xuất thép tại Công ty Thép Việt - Ảnh: Lê Toàn

Nhu cầu tiêu thụ 2 loại vật liệu xây dựng chính là thép và xi măng trong năm nay sẽ tăng khoảng 9-10% so với năm 2010.

Bộ Công Thương dự báo, trong năm 2011, do kinh tế thế giới dần hồi phục, ngành thép sẽ bước vào chu kỳ phát triển mới, nhu cầu tiêu thụ thép trên thị trường trong năm nay tiếp tục tăng.

Riêng nhu cầu thép xây dựng trong nước sẽ đạt trên 6,5 triệu tấn, tăng 10% so với năm 2010.

Tuy nhiên, bên cạnh nhu cầu tiêu thụ tăng, sự cạnh tranh trong ngành thép năm 2011 được dự báo sẽ khốc liệt hơn, đặc biệt là thép nhập khẩu từ các nước ASEAN có thuế nhập khẩu bằng 0% và thép giá rẻ từ Trung Quốc. Dự báo tổng lượng thép các loại nhập khẩu (kể cả phôi thép) trong năm 2011 sẽ lên đến 9,5 triệu tấn.

Tương tự như thép, Bộ Công Thương cũng đưa ra dự báo nhu cầu tiêu thụ xi măng của cả nước trong năm 2011 ước đạt 56 triệu tấn, tăng 9% so với năm 2010.

Theo Hiệp hội Xi măng Việt Nam, năm 2011 sẽ có thêm 10 nhà máy xi măng được đưa vào hoạt động với sản lượng dự kiến tăng thêm khoảng 15 triệu tấn, nâng tổng công suất xi măng cả năm 2011 ước đạt 65,8 triệu tấn. Về cơ bản, sẽ đáp ứng đủ nhu cầu tiên thụ trong nước.

Mặc dù giá xi măng vào những tháng cuối năm 2010 tăng nhẹ, dao động khoảng 50 ngàn đồng/bao. Tuy nhiên, với lượng xi măng tồn kho trên cả nước tính đến cuối tháng 12-2010 còn khoảng gần 1 triệu tấn và lượng clinker còn tồn khoảng 1,3 triệu tấn, Bộ Công Thương dự báo giá xi măng sẽ ổn định trong các tháng tới.

Năm 2010, sản xuất và tiêu thụ xi măng đạt bình quân 4,2 triệu tấn/tháng, tăng khoảng 10% so với năm 2009.

Giảm xuất khẩu thép để tránh lỗ

Ông Đỗ Duy Thái, Tổng giám đốc Công ty Thép Việt, cho biết công ty đã rút bớt 50% lượng thép xuất khẩu sang các nước lân cận như Campuchia, Lào,... vì chi phí sản xuất như giá phôi, thép phế, lãi suất ngân hàng khá cao, nếu càng xuất khẩu càng lỗ, không thể cạnh tranh nổi với thép đến từ Thái Lan và một số nước châu Á khác.

Đơn cử như thị trường Campuchia, hiện Thép Việt đã giảm lượng thép xuất khẩu sang nước này chỉ còn 4.000 tấn/tháng chứ không thể duy trì mức xuất khẩu khoảng 8.000 tấn/tháng như trước, ông Thái cho hay.

Các yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến giá thép trên thị trường trong năm 2011 vẫn là lãi suất cho vay của các ngân hàng khá cao, dao động từ 17-18%/năm và giá phôi thép, thép phế liệu nhập khẩu cũng tăng khoảng 20% từ giữa tháng 12-2010 đến nay sẽ đẩy chi phí sản xuất tăng thêm. Hiện giá phôi nhập khẩu tăng lên 680 đô la Mỹ/tấn, thép phế liệu cũng tăng lên 480 đô la Mỹ/tấn.

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Loại 9 dự án xi măng khỏi quy hoạch
  • Tìm biện pháp “phá vây” cho ngành thép
  • DN xi măng: Làm gì để tránh phá sản?
  • Úc tham gia thị trường vật liệu xây dựng Việt Nam
  • Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng "bắt bệnh" các nhà máy xi măng ôm nợ
  • Xi măng, thép mừng; điện, than lo
  • Sôi động thị trường vật liệu xây dựng cuối năm
  • Tháng 11: Sản lượng tiêu thụ xi măng tăng mạnh
  • Tập trung cho dự án trọng điểm ximăng, thủy điện
  • Vật liệu xây dựng: nhu cầu tăng, giá ổn định
  • Thép, xi măng “ngốn” gần 18% sản lượng điện
  • Giải quyết bài toán than cho xi măng: Mấu chốt là công nghệ
  • Doanh nghiệp xi măng tự làm khó
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container