Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bên tháp cổ Vĩnh Hưng

Về xứ Công tử Bạc Liêu, chúng tôi không quên ghé thăm Tháp Vĩnh Hưng - một công trình kiến trúc cổ nhất, độc đáo của người Khmer Nam Bộ được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 9 sau Công nguyên (tức là năm 892 Tây lịch).

Tháp cổ Vĩnh Hưng được người Pháp phát hiện vào năm 1911, tại ấp Trung Hưng 1, xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu ngày nay. Tháp cổ Vĩnh Hưng có cấu trúc đơn giản. Chính giữa ngôi tháp đặt bộ Linga - Yoni bằng đá xanh.

Tháp được xây dựng trên một doi đất cao, rộng hơn 1.000 m2, chân tháp hình chữ nhật, một cạnh dài 5,6 m, cạnh kia dài 6,9 m, chiều cao của tháp là 8,9 m.

 

 
  Nhà thơ Nguyễn Bá (bìa trái) và đoàn làm phim TFS bên tháp cổ Vĩnh Hưng.

Toàn bộ kiến trúc ngôi tháp được xây bằng gạch nung chồng khít lên nhau, không có trét vữa hay chất kết dính nào từ chân tháp đến đỉnh, tạo thành vòm cong, vững chãi với thời gian. Tháp mang dáng dấp kiến trúc các công trình nghệ thuật Ăng-co của người Khmer được bảo tồn khá nguyên vẹn ở Bạc Liêu.

Nhà thơ Nguyễn Bá cùng đồng đội chọn tháp cổ Vĩnh Hưng làm điểm xuất kích tấn công kẻ thù vào mùa xuân MậuThân 1968 và cảm xúc trào dâng để viết nên những vần thơ đầy tính chiến đấu của một người chiến sĩ:

"… Vì tôi là chiến sĩ Giải phóng quân

Tổ quốc gọi: Trận cuối cùng đánh thắng!

Dù phải đến giữa lê đâm, súng bắn

Tôi xông lên. Không một phút ngập ngừng

Đem căm thù làm bão táp chuyển rung

Lay đổ hết những thành trì chúng nó

Nếu Tổ quốc cần tôi ôm bộc phá

Tôi xông lên bằng tiếng nổ long trời

Dù phải đem lồng ngực - trái tim tôi

Làm ánh chớp xanh ngời trong một phút

Tôi sẽ đánh cho quân thù ngã gục !..."

(Trích “Tổ quốc gọi nơi nào - Tôi có mặt” của Nhà thơ Nguyễn Bá)

Với một công trình kiến trúc độc đáo và duy nhất còn gìn giữ, bảo tồn đến ngày nay, tháp cổ Vĩnh Hưng được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích lịch sử - văn hóa vào năm 1992. Hằng năm, chính quyền và nhân dân Vĩnh Hưng tổ chức lễ hội vào ngày rằm tháng giêng âm lịch. Đây là dịp để du khách trong và ngoài tỉnh Bạc Liêu đến thưởng ngoạn, du Xuân./.

(Theo Lê Vũ Hoàng // Báo Cà Mau Online)

  • Sa Pa diễm lệ
  • Mo So kỳ ảo
  • Đàn Tiên Cái Khế - di tích đạo tu tiên xưa ở Cần Thơ
  • Lễ hội Sayangva của người Chơro gắn kết cộng đồng
  • Một điểm du ngoạn cần cho giới trẻ
  • Đi trên hoang đảo
  • Gáo Giồng - "lá phổi xanh" vùng Đồng Tháp Mười
  • Khám phá văn minh đô thị đầu tiên
  • Đi Vũng Tàu viếng đình Thắng Tam
  • Đến Bắc Hà làm cư dân chợ Phiên
  • Ngày xuân chơi hội làng xưa...
  • Về đền Hùng vui lễ hội
  • Vẻ đẹp tiềm ẩn lộ diện
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com