Chúng tôi về thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong (tỉnh Hòa Bình) giữa mùa cam chín rộ. Mọi ngả đường vào thị trấn vùng cao này đều vàng rực một mầu cam chín.
Theo đồng chí Nguyễn Hồng Thủy, Chủ tịch UBND thị trấn Cao Phong, cây cam đã được khẳng định trên đồng đất của địa phương này từ năm 1964. Nhưng vào giữa những năm 90 của thế kỷ trước do nhận thức chưa đầy đủ về chuyển dịch cơ cấu cây trồng nên nhân dân địa phương đã thay thế cây cam bằng cây chè, thầu dầu, đậu đỗ nhưng bị thất bại vì những loại cây này không phù hợp khí hậu và thổ nhưỡng của đồng đất Cao Phong. Và cây cam cũng bị lãng quên.
Chỉ đến khi có nghị quyết của Huyện ủy Cao Phong về phát huy tiềm năng thế mạnh của địa phương để chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi thì cây cam, cây mía vốn là hai loại cây trồng truyền thống ở Cao Phong mới được trở lại vị trí xứng đáng. Trong đó cây mía được xác định là cây "xóa đói, giảm nghèo", còn cây cam giúp cho người dân làm giàu. Thị trấn Cao Phong được quy hoạch thành vùng chuyên canh sản xuất cam hàng hóa. Trong 711 ha đất sản xuất nông nghiệp của thị trấn đến nay đã trồng được gần 300 ha cam các loại; trong đó có 120 ha cho thu hoạch.
Năm 2007, cây cam ở Cao Phong đạt đỉnh cao về năng suất, bình quân 40 tấn/ ha, trị giá khoảng 180 triệu đồng (có những cây cam cho tới 600 kg quả mà chỉ cần khoảng 20 m2 đất). Trừ chi phí sản xuất người trồng cam thu lãi khoảng 90 triệu đồng/ ha. Bình quân mỗi hộ dân ở Cao Phong trồng khoảng 5.000 m2 cam hằng năm thu nhập khoảng 50 triệu đồng. Gia đình các ông Tạ Ðình Ðào, Lê Huy Nhật, Nguyễn Thái Sơn, Nguyễn Văn Bình... có tiềm lực kinh tế trồng tới 4- 5 ha cam.
Cây cam không chỉ làm giàu cho mỗi hộ dân mà còn góp phần tích cực vào việc thay đổi diện mạo của thị trấn vùng cao này.
Ðến năm 2008 tăng trưởng kinh tế của thị trấn Cao Phong đạt 16,5%/năm; thu nhập bình quân khoảng 10,5 triệu đồng/người/năm. Hàng trăm hộ dân có thu nhập từ 100 triệu đồng/năm. Hơn 1.000 hộ dân của thị trấn đều có nhà xây kiên cố. Trên địa bàn thị trấn có 47 xe ô-tô các loại. Vào mùa vụ các chủ xe thường đứng lên thu gom cam của người sản xuất đi tiêu thụ ở các tỉnh lân cận như Hà Nam, Nam Ðịnh, Sơn La...
Tuy nhiên do phải cạnh tranh gay gắt với sản phẩm cam cùng chủng loại của các địa phương khác nên lượng cam do các chủ xe chuyên chở đi tiêu thụ còn khiêm tốn. Phần lớn lượng cam được bán lẻ trên địa bàn và các tư thương từ nơi khác đến thu gom. Cho nên dù thấy được sự giàu có từ cây cam nhưng người dân Cao Phong vẫn chưa dám mở rộng diện tích.
Về vấn đề này đồng chí Bùi Văn Kẹn, Giám đốc Công ty rau quả nông sản Cao Phong cho biết: Khi huyện Cao Phong thực hiện Ðề án chuyển dịch cơ cấu kinh tế, quy hoạch thị trấn Cao Phong làm vùng sản xuất cam hàng hóa tạo bước đột phá cho phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, Ðảng ủy công ty có nghị quyết chuyên đề về phát triển sản xuất kinh doanh theo hướng bền vững gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, từng bước mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm cam Cao Phong.
Theo hướng đó, công ty tăng cường đầu tư thâm canh cho những diện tích cam đã trồng để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Ðồng thời mạnh dạn đưa một số giống mới có phẩm cấp cao như cam Canh, bưởi Diễn, quýt Ôn Châu, cam V2 vào đồng đất Cao Phong nhằm đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu dùng của thị trường. Kết quả bước đầu của Ðề án chuyển dịch cơ cấu giống là công ty đã tạo ra được các trà cam sớm, chính vụ và cam muộn khắc phục tình trạng ứ đọng sản phẩm trong thời kỳ cao điểm của vụ thu hoạch. Hiện công ty và địa phương đang tiến hành chương trình xây dựng thương hiệu "Cam Cao Phong".
Ngoài những giải pháp mà công ty đã và đang làm nhằm nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm thì các nhà quản lý cần tính đến việc tạo ra những dấu hiệu đặc trưng cho sản phẩm và xem đấy như một đặc sản của quê hương Cao Phong cung cấp cho thị trường cũng như người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh. Chỉ có như vậy mới xây dựng thành công thương hiệu "Cam Cao Phong". Ðể làm việc này công ty đã có kế hoạch phục tráng giống cam truyền thống nhưng chưa nhiều. Hy vọng trong thời gian tới những người trồng cam ở Cao Phong tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp cần thiết để cho những mùa cam chín trên vùng cao này thêm ngọt ngào tình người và tình đời.
Từ bản Tả Phìn đến thị trấn Sa Pa (Lào Cai) là đoạn đường đèo ngoạn mục với cảnh quan diễm lệ. Những thửa ruộng bậc thang xanh xanh với nào lúa nước, su su chạy dài ngút mắt bên dưới lũng sâu.
ừ thị trấn Kiên Lương (Kiên Giang) đi Mo So có một đoạn đường đầu tiên ở nước ta được đổ bê tông xi măng thay vì trải nhựa như thường thấy; rồi thích thú chứng kiến những ngọn núi đá vôi chập chùng chạy ngược bên khung cửa xe. Theo con đường nhựa nổi lên giữa những đồng nước chua phèn lưa thưa cây cỏ vàng hoe màu nắng, Mo So rồi cũng hiện ra trước mắt.
Ở trung tâm thành phố Cần Thơ có những ngôi chùa cổ ra đời hàng trăm năm trước, không chỉ phục vụ nhu cầu tín ngưỡng mà còn chữa bệnh cứu người, tế độ chúng sinh. Hãy cùng chúng tôi ghé thăm chùa Hiệu Minh (Đàn Tiên Cái Khế) - một ngôi chùa như vậy.
Những ngày này, khi lúa, ngô đã “nằm yên” trong nhà, cũng là lúc đồng bào dân tộc thiểu số Chơro ở Đồng Nai tổ chức lễ hội Sayangva (ăn thần lúa).
Cây tre đã gắn bó với người Việt hàng ngàn đời nay. Tre là nguyên liệu được người Việt khai thác tối đa sự hữu dụng tưởng như vô hạn; từ những vật dụng gần gũi, thiết thân trong đời sống thường nhật cho đến khí cụ chiến đấu, bảo vệ quê hương. Hình ảnh lũy tre thanh bình, thơ mộng trong thi ca, trong bao chuyện tình lãng mạn và cả trong huyền sử Thánh Gióng.
Nhắc đến nơi này, người ta không chỉ nghĩ đến những danh lam thắng cảnh hay nhịp sống sôi động mà có một thú vui khác cũng không kém phần hấp dẫn, đó chính là thưởng thức các món ăn độc đáo rất hấp dẫn.
Trong câu chuyện đầu năm Kỷ Sửu này, con trâu lại được nhiều người nhắc đến - con trâu trong ca dao, những chuyện cổ, trong những trang văn, trong hội hoạ. Nhưng trên cả, con trâu hiệu hữu trong đời sống hàng ngày ở vùng nông thôn đã góp mặt trong không gian văn hoá làng Việt tựa như một phần không thể thiếu. Bây giờ, nhiều vùng quê không còn trâu, nhiều người cũng rời làng ra phố nhưng mỗi khi hoài niệm về vùng quê thì khó ai quên được đàn trâu trên cánh đồng làng. Trâu không chỉ giúp nông dân bớt đi nỗi nhọc nhằn mà còn giúp nhiều người gắn với làng quê hơn.
Theo bước chân của những lưu dân Việt đi từ vùng chiêm trũng Bắc bộ men theo eo biển miền Trung, nhiều làng nghề đã tìm thấy mảnh đất sống lý tưởng. Đặc biệt là từ thế kỷ XV, khi các cảng thị dần xuất hiện, càng làm cho sức sống đó mạnh mẽ hơn, và một số làng nghề tại Quảng Nam vẫn còn tồn tại đến ngày nay.
Phiên chợ vùng cao thật là trữ tình và quyến rũ. Quyến rũ nhất vẫn là những phiên chợ Tết ở Hà Giang.
Những ngày này, lữ khách phương xa đến Xuân Đỉnh (Hà Nội) sẽ không khỏi bị hút hồn bởi những cánh đồng ngập tràn sắc hoa, xen lẫn những cây quất cảnh, đào phai, đào bích chúm chím...
Với những chuyển biến tích cực trên các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, thu hút đầu tư và kinh doanh dịch vụ, kinh tế TP. Đà Nẵng kỳ vọng sẽ bứt phá trong năm 2010.
Đá Dựng được xem là tài sản thiên nhiên quý giá của vùng đất văn vật Hà Tiên (Kiên Giang). Hệ thống 14 hang động trên ngọn núi là những kiệt tác của tạo hóa. Sự xâm thực của nước biển đã tạo ra những thạch nhũ đủ mọi hình dáng và những ngóc ngách tạo vẻ huyền bí hấp dẫn du khách…
Tọa lạc trên một ngọn đồi nhỏ cạnh ngã sáu trung tâm thành phố Nha Trang, nhà thờ Chánh Tòa - thường gọi là nhà thờ Núi - là một kiến trúc hoành tráng, sừng sững trên nền trời xanh ngắt, quanh năm lộng gió đại dương, luôn thu hút sự chú ý của những người từng đặt chân đến miền đất thuỳ dương cát trắng dịu hiền này.
Ngày 6-8, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam, qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong điều tiết thu ngân sách, tạm ứng vốn, áp dụng lãi suất tiền gửi...
“6 năm qua, chúng tôi phải vật lộn với khủng hoảng vận tải biển, kinh tế suy thoái, những khó khăn do căng thẳng tại Biển đông… Thực sự chúng tôi sắp hết hơi rồi!” - ông Vũ Đức Then - Phó Chủ tịch Hội vận tải biển Diêm Điền - Thái Bình bày tỏ.
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”