Giữa những kiểu dạng mái nhà, bể nước đủ loại tạp nham ấy, những cái hồ chợt hiện lên nhưng những giếng trời xanh mát mắt.
Hồ Trúc Bạch
Hà Nội mùa hè lúc nào cũng phát sốt vì cái nóng trên 36 độ cộng thêm nạn kẹt xe thường xuyên ở những đoạn đường cổ chai, cổ lọ. Đương lúc mũi nghẹt thở vì bụi, mắt vướng những ngôi nhà như nhưng hộp bê tông xấu xí và cao ngất, xe máy nhích từng tí một cố thoát khỏi dòng người đồng đặc... đột nhiên thấy mở ra một khoảng trời nước trong xanh, liễu rủ bóng, gió gợn sóng lăn tăn mặt hồ thoáng rộng thì quả là sướng nhất trần đời! Tuyệt thú ấy chỉ Hà Nội mới có!
Đúng là chỉ Hà Nội mới có nhiều hồ đẹp và dễ thở đến vậy: Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây, hồ Trúc Bạch, hồ Thiền Quang, hồ Bảy Mẫu, hồ Ba Mẫu, hồ Thủ Lệ, hồ Ngọc Khánh... Hà Nội là đô thị của những hồ đẹp, chỉ tiếc là quy hoạch đô thị Hà Nội lại không lấy cái đẹp giời cho này làm điểm nhấn quy hoạch kiến trúc mà chỉ coi chúng đơn thuần như những lá phổi sinh học của bài toán kiến trúc lộn xộn, vá víu. GS-TS Hoàng Đạo Kính đã có một nhận xét sắc sảo: Hà Nội là đô thị của những bài hát hay nhưng chưa có kiến trúc đô thị. Những bài hát hay về Hà Nội mà ông nói bao giờ cũng gắn với những hồ đẹp như Hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm.
Nghĩa là Hà Nội đẹp bởi những hồ đẹp và ý niệm này đã tồn tại từ gần 1000 nay, chưa có thay đổi gì đặc biệt lắm. Kể cả khi giờ đây những ngôi nhà cao vút mọc lên ngay sát mép các hồ đẹp của Hà Nội thì sự khác biệt chỉ là sự khác biệt không đáng có. Từ trên nóc các tòa nhà cao vút ấy chúng ta nhìn xuống sẽ chỉ thấy lô nhô các loại mái nhà lai căng đủ kiểu từ mái giả đá, mái bằng, mái nhọn, mái cong, chóp củ hành, mái vườn treo... và các loại bể nước inox bắt nắng lấp lánh. Giữa những kiểu dạng mái nhà, bể nước đủ loại tạp nham ấy, những cái hồ chợt hiện lên nhưng những giếng trời xanh mát mắt.
Không lẽ lại đưa ra nhận xét theo kiểu AQ rằng: Đô thị Hà Nội phát triển mang đậm tính tự phát, lộn xộn nhưng may thay, Hà Nội vẫn còn những hồ đẹp?
Từ bản Tả Phìn đến thị trấn Sa Pa (Lào Cai) là đoạn đường đèo ngoạn mục với cảnh quan diễm lệ. Những thửa ruộng bậc thang xanh xanh với nào lúa nước, su su chạy dài ngút mắt bên dưới lũng sâu.
ừ thị trấn Kiên Lương (Kiên Giang) đi Mo So có một đoạn đường đầu tiên ở nước ta được đổ bê tông xi măng thay vì trải nhựa như thường thấy; rồi thích thú chứng kiến những ngọn núi đá vôi chập chùng chạy ngược bên khung cửa xe. Theo con đường nhựa nổi lên giữa những đồng nước chua phèn lưa thưa cây cỏ vàng hoe màu nắng, Mo So rồi cũng hiện ra trước mắt.
Ở trung tâm thành phố Cần Thơ có những ngôi chùa cổ ra đời hàng trăm năm trước, không chỉ phục vụ nhu cầu tín ngưỡng mà còn chữa bệnh cứu người, tế độ chúng sinh. Hãy cùng chúng tôi ghé thăm chùa Hiệu Minh (Đàn Tiên Cái Khế) - một ngôi chùa như vậy.
Những ngày này, khi lúa, ngô đã “nằm yên” trong nhà, cũng là lúc đồng bào dân tộc thiểu số Chơro ở Đồng Nai tổ chức lễ hội Sayangva (ăn thần lúa).
Cây tre đã gắn bó với người Việt hàng ngàn đời nay. Tre là nguyên liệu được người Việt khai thác tối đa sự hữu dụng tưởng như vô hạn; từ những vật dụng gần gũi, thiết thân trong đời sống thường nhật cho đến khí cụ chiến đấu, bảo vệ quê hương. Hình ảnh lũy tre thanh bình, thơ mộng trong thi ca, trong bao chuyện tình lãng mạn và cả trong huyền sử Thánh Gióng.
hợ bò Nghiên Loan ở huyện Pác Nặm đã hình thành từ vài chục năm trước, đến nay trở thành nơi buôn bán trâu, bò lớn nhất tỉnh Bắc Cạn. Chung quanh hoạt động của chợ bò đã góp phần giúp người dân địa phương cải thiện đời sống thông qua các dịch vụ ăn theo như cửa hàng ăn uống, trồng cỏ, nuôi trâu bò vỗ béo, nghỉ trọ...
Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 50 km về phía Sơn Tây, khu du lịch Khoang Xanh - Suối Tiên thuộc xã Vân Hòa, huyện Ba Vì (Hà Nội) là nơi phong cảnh ngoạn mục hữu tình.
Trong các ngày từ 27 đến ngày 30-1-2010, Đoàn công tác liên ngành: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Hội LHPN tỉnh; Tỉnh Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; Báo Thanh Hóa; Đài PT-TH Thanh Hóa; Báo Văn hóa & Đời sống… phối hợp với lãnh đạo vùng A-Hải quân tổ chức chuyến thăm, tặng quà và chúc Tết các chiến sĩ hải quân và nhân dân huyện đảo Bạch Long Vỹ (Hải Phòng). Dọc chuyến hành trình về hòn đảo tiền tiêu của Tổ quốc, cảnh sắc thiên nhiên trên biển, trên đảo lại càng trở nên lung linh tươi đẹp khi xuân mới đang về.
Người dân vùng cao Si Ma Cai, mang đậm nét văn hóa dân tộc được lưu giữ lâu đời, lễ hội Gầu Tào đã in sâu trong tiềm thức của người dân tộc Mông. Sáng ngày mồng bốn tết Kỷ Sửu, tại thôn chư Liền Chải, xã Mản Thẩn, huyện Si Ma Cai (Lào Cai), nhân dân đã tưng bừng mở lễ hội Gầu Tào.
Không quan tài, không kèn trống. Thi hài được quấn cẩn thận trong chiếu, các loại vải thổ cẩm, úp bên ngoài một chiếc lồng đan bằng tre cũng được bọc thổ cẩm. Sau các nghi lễ người chết được đưa ra “rừng ma” hóa thân.
Ngày xưa, lễ hội Gầu Tào là một hình thức tâm linh của người Mông cúng thần đất mong năm mới có nhiều con, cháu. Ngày nay, cứ đến ngày 4 – 5 âm lịch, lễ hội Gầu Tào trở thành trung tâm của mọi lễ hội trong mùa xuân đối với người Mông, người Hà Nhì, người Dao, người Lô Lô... của 8 xã biên giới khu vực Dào San (huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu).
Ngày 6-8, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam, qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong điều tiết thu ngân sách, tạm ứng vốn, áp dụng lãi suất tiền gửi...
“6 năm qua, chúng tôi phải vật lộn với khủng hoảng vận tải biển, kinh tế suy thoái, những khó khăn do căng thẳng tại Biển đông… Thực sự chúng tôi sắp hết hơi rồi!” - ông Vũ Đức Then - Phó Chủ tịch Hội vận tải biển Diêm Điền - Thái Bình bày tỏ.
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”