Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đi biển ăn cua

Cua biển còn gọi cua bể, cua xanh, cua bùn, cua lửa, cua chuối, cua sú… là một trong những hải sản có giá trị cao trong thực phẩm và y học
 

Chỉ nên chọn cua biển có “ngoại hình” quen mắt, không có màu sắc và dấu hiệu khác thường. Tốt nhất nên mua ở chợ, siêu thị… có số lượng nhiều để chọn lựa. Ảnh: CTV

Thành phần dinh dưỡng trong cua biển rất phong phú, hàm lượng protein cao hơn nhiều so với thịt heo hay cá. Ngoài ra canxi, photpho, sắt và các vitamin A, B1, B2, C... cũng chiếm ở mức cao. Cua biển còn chứa một lượng lớn calcium, magnesium và axít béo omega 3, rất tốt cho tim, mạch. Một số nghiên cứu dinh dưỡng còn ghi nhận cua giúp làm giảm cholesterol xấu và triglycerides trong máu. Thịt cua có vị ngọt, mặn, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, sinh huyết, tán ứ, giảm đau, bổ xương tuỷ nên rất tốt cho cơ thể đang phát triển ở trẻ nhỏ và tình trạng suy yếu ở người cao tuổi. Tuy nhiên vì cua có chứa nhiều sodium và purines nên không thích hợp với người cao huyết áp và bị gout. Những người bị cảm gió, sốt, mắc bệnh dạ dày, tiêu chảy cũng không nên ăn.

Cua biển phải được chế biến ngay khi còn tươi, nếu để cua chết, chất đạm trong cua dễ bị thối nát làm giảm hẳn hương vị và có thể gây độc hại cho sức khoẻ. Cách ăn thông thường, giúp giữ lại được tối đa các chất bổ dưỡng là luộc hoặc nướng chín. Thịt cua biển nấu với hoài sơn, ý dĩ, sâm bố chính, hạt sen là món ăn vị thuốc rất thích hợp với cơ thể nóng trong, kém ăn, đái rắt. Cua biển làm sạch, ngâm vào rượu khoảng 5 – 10 phút, vớt ra, luộc ăn hàng ngày là thuốc tăng cường khí huyết, sinh lực, chữa chứng “trên bảo dưới không nghe” của mấy ông. Theo kinh nghiệm dân gian, mang cua biển (lớp xốp hình vảy dài phủ lên mình cua, nằm dưới mai) gỡ ra rửa sạch, lấy 20 – 30g, luộc chín cho trẻ ăn đều đặn hàng ngày từ 15 – 30 ngày, chữa được chứng đái dầm. Để chữa sưng tấy, lấy năm cái mai cua biển, cùng xuyên sơn giáp 10g, gai bồ kết 7 cái. Tất cả sao vàng, tán nhỏ, rây bột mịn, uống trong ngày với rượu hâm nóng. Hai món ăn cho vị thuốc hay từ cua biển:

Bị đau vàng da: dùng cua biển rửa sạch cho vào nồi, đổ nước rồi đun lửa to đến sôi, sau hạ nhỏ lửa và đun tiếp 40 – 50 phút. Vớt cua ra lấy nước chia ra uống 2 – 3 lần trong ngày, mỗi lần 50g.

Mất ngủ, tiểu ra máu: gạo tẻ 50g, cua biển hai con, ngó sen 30g, đỗ trọng 3g, gia vị vừa đủ. Gạo vo sạch, cho nước gấp mấy lần gạo. Ngó sen bỏ vỏ thái thành sợi dài 3cm, ngâm với lượng nước gấp đôi. Cua bể rửa sạch bóc gỡ mai, chân, càng và lấy gạch cua ra. Phần thịt cua đem cắt thành tám phần bằng nhau. Cho vào nồi ba thìa dầu đầy, đun nóng rồi cho mai, chân, càng, hành, gừng vào đảo đều. Khi thấy bốc mùi thơm thì cho nước vào ngập cùng đỗ trọng. Đậy nắp đun lửa vừa trong 40 phút, gạn lấy nước và đổ gạo, ngó sen (đã để ráo nước) cùng nước cua đã lọc vào, đậy nắp đun sôi, hạ lửa nhỏ riu riu trong một giờ. Khi sắp chín, cho cua đã cắt miếng vào, nêm vừa mắm muối, để một lát mang ra ăn. Mỗi ngày ăn một lần, ăn vài ngày liền.

Dược sĩ Nguyễn Hoàng Minh (bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương)
( Theo  SGTT Online)

  • Sa Pa diễm lệ
  • Mo So kỳ ảo
  • Đàn Tiên Cái Khế - di tích đạo tu tiên xưa ở Cần Thơ
  • Lễ hội Sayangva của người Chơro gắn kết cộng đồng
  • Một điểm du ngoạn cần cho giới trẻ
  • Ỷ Sóc Trăng
  • Làng nghề kim hoàn
  • Làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp
  • Dệt vải lanh - nghề thủ công truyền thống của dân tộc Mông
  • Làng bánh tét Dương Nổ vào tết
  • Bánh chưng Tranh Khúc vào mùa
  • Làng nghề bánh, mứt Bến Tre rộn rịp vào xuân
  • Sự tích bánh trung thu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com