Ở Việt Nam đã có nhiều động được gọi là "kỳ quan Đệ nhất động" như động Hương Tích, Phong Nha Kẻ Bàng… Động Hua Mạ cũng là một trong những kỳ tích của tạo hóa, những “công trình kiến trúc” độc đáo với những hình ảnh hư thực từ nhũ đá, rèm đá, cột đá… tạo nên một bức tranh huyền ảo của chốn bồng lai, tiên cảnh.
Động Hua Mạ đã được khảo sát từ năm 2003-2004, đến năm 2007 đưa vào khai thác du lịch, là một điểm đến quyến rũ du khách không chỉ bởi những nhũ đá tuyệt đẹp, mà còn gắn với sự tích huyền bí.
Người xưa đặt tên và ghi nhận sự kỳ vỹ của sơn động này bằng dòng chữ cổ ngay trên vách đá bên trái “Hua Mạ kỳ quan đệ nhất động.”
Động Hua Mạ hay còn gọi là “Động Treo,” cách hồ trung tâm Vườn Quốc gia Ba Bể khoảng 10km về phía Nam. Đây là một hang động lớn với vẻ đẹp cuốn hút, mang trong lòng những huyền sử kỳ bí.
Hua Mạ được gọi là “Động Treo” bởi hang động này nằm ở lưng chừng núi, có độ cao so với mặt nước biển là 350m, chiều dài hơn 700m, sâu -56m. Trần động có chỗ cao tới 40-50m, động có cửa vào ở phía Đông và thông ra ở phía Nam. Cửa động trông xuống một vùng nước non xanh biếc của hồ và rừng Ba Bể cùng với con sông Lèng êm ái chảy qua.
Đi vào hang qua một cửa nhỏ, khách du lịch được chứng kiến nhiều tầng lớp hóa thạch của đá vôi hóa thạch màu trắng, thuộc đá hoa Ba Bể, dưới đáy là một bãi đá đổ khổng lồ dài chứng 164m, chiều rộng chỗ nhỏ nhất cũng 10m, chỗ rộng nhất lên đến 43m. Độ dốc của hang thoai thoải từ 15 đến 38 độ, có chỗ tạo vách cao 2-3m. Ở đây có dấu vết của thác nước. Cách cửa hang khoảng 15m, trong đống đá đổ lẫn đất sét màu xám đỏ và tro đã phát hiện các công cụ bằng sành có hoa văn của thời Lê. Bên phải cửa chính đã bị lấp kín bằng các viên đá xếp chèn lên nhau.
Việc lấp cửa động Hua Mạ vẫn còn là một bí mật và có nhiều cách lý giải khác nhau. Song theo người dân địa phương thì động Hua Mạ đã được gắn liền với một truyền thuyết dân gian… Truyện kể rằng ở khu vực “Lèo Pèn” (tiếng Tày có nghĩa là “Rừng Ma” ) nơi ma quỷ ngự trị, tại lưng núi có một sơn động lạ. Ngày ngày, cứ chiều tà, tiếng kêu hú từ phía động vọng ra khiến dân chúng trong vùng không ai dám đến gần.
Một ngày cuối năm, có một vị tướng đi tuần qua, khi đến bờ sông Lèng trời đã gần tối. Đoàn người ngựa định sang bản bên để nghỉ lại, nhưng lạ thay khi qua sông, cứ xuống đến nước ngựa lại quay đầu trở lại, hí vang như báo hiệu một điều gì đó. Cùng lúc đó từ phía “Lèo Pèn,” tiếng hú vọng ra. Thấy sự việc lạ, vị tướng cho gọi dân làng đến hỏi thì được biết tiếng kêu đó là những oan hồn của dân binh đã cùng triều đình chống giặc, thế giặc mạnh nên họ đã cố thủ trong hang. Bọn giặc không làm gì được đã bít cửa hang, do đó những oan hồn không được siêu thoát.
Hiểu rõ sự tình, quan quân liền hạ trại ngay cạnh bờ sông Lèng và mổ ngựa làm lễ tế trời đất. Lạ thay, khi lễ tế vừa xong thì tiếng oan hồn trong động cũng im dần rồi mất hẳn, nơi đó qua năm tháng đã mọc lên những khối nhũ đá rất đặc biệt, kỳ vỹ. Trầm tích thời gian tạo nên những nhũ đá mang hình bông hoa, đài sen đức Quan âm bồ tát và cảnh thầy trò Tam Tạng đi lấy kinh đứng thành hàng, mỏm đá lô nhô như một buổi thiết triều có đông đủ văn võ bá quan... Từ đó người ta gọi sơn động “Lèn Pèn” là động Hua Mạ (theo tiếng Kinh là Đầu Ngựa), để ghi nhớ một sự tích kỳ bí và huyền thoại của hang động này.
Động Hua Mạ khi mới phát hiện đã được người dân gọi là Động Trời. Đáy hang khá bằng phẳng, khô ráo, sạch sẽ, dễ đi và ít gió, thỉnh thoảng gặp các thềm, gờ uốn lượn như các ruộng bậc thang rất đẹp. Hàng chục cột đá to cao 10-15m sừng sững giữa hang, được “chạm trổ” hết sức tinh tế giống như các cột trụ trong các đền chùa cổ kính.
Nhũ đá, rèm đá đủ các kiểu dáng được hình thành ngay từ cửa hang cho đến cuối hang. Điều đặc biệt, chúng được bài trí một cách tự nhiên và hợp lý. Hành lang hang được chia làm nhiều phòng bởi các rèm đá, nhũ đá ngăn cách tự nhiên. Đi vào Động Trời này, khách du lịch sẽ có cảm giác như đang lạc vào động tiên vậy./.
Từ bản Tả Phìn đến thị trấn Sa Pa (Lào Cai) là đoạn đường đèo ngoạn mục với cảnh quan diễm lệ. Những thửa ruộng bậc thang xanh xanh với nào lúa nước, su su chạy dài ngút mắt bên dưới lũng sâu.
ừ thị trấn Kiên Lương (Kiên Giang) đi Mo So có một đoạn đường đầu tiên ở nước ta được đổ bê tông xi măng thay vì trải nhựa như thường thấy; rồi thích thú chứng kiến những ngọn núi đá vôi chập chùng chạy ngược bên khung cửa xe. Theo con đường nhựa nổi lên giữa những đồng nước chua phèn lưa thưa cây cỏ vàng hoe màu nắng, Mo So rồi cũng hiện ra trước mắt.
Ở trung tâm thành phố Cần Thơ có những ngôi chùa cổ ra đời hàng trăm năm trước, không chỉ phục vụ nhu cầu tín ngưỡng mà còn chữa bệnh cứu người, tế độ chúng sinh. Hãy cùng chúng tôi ghé thăm chùa Hiệu Minh (Đàn Tiên Cái Khế) - một ngôi chùa như vậy.
Những ngày này, khi lúa, ngô đã “nằm yên” trong nhà, cũng là lúc đồng bào dân tộc thiểu số Chơro ở Đồng Nai tổ chức lễ hội Sayangva (ăn thần lúa).
Cây tre đã gắn bó với người Việt hàng ngàn đời nay. Tre là nguyên liệu được người Việt khai thác tối đa sự hữu dụng tưởng như vô hạn; từ những vật dụng gần gũi, thiết thân trong đời sống thường nhật cho đến khí cụ chiến đấu, bảo vệ quê hương. Hình ảnh lũy tre thanh bình, thơ mộng trong thi ca, trong bao chuyện tình lãng mạn và cả trong huyền sử Thánh Gióng.
Ông Lưu Minh Thành, Giám đốc Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng cho biết, bắt đầu từ ngày 26/10, Ban quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng chính thức đón du khách trong và ngoài nước trở lại tham quan hang động Phong Nha-Tiên Sơn sau gần một tháng bị ngừng hoạt động do lũ lụt.
Trên nóc tháp Rùa giữa hồ Gươm từng có phiên bản tượng Nữ thần Tự do, trước cửa Nhà hát Lớn Hà Nội từng có tháp phun nước cao cả chục mét... VnExpress giới thiệu những hình ảnh về Hà Nội xưa.
Là mảnh đất nhô ra ở điểm tận cùng phía Nam của Việt Nam, mũi Cà Mau được nhắc đến như một vùng đất thiêng trong tâm thức người Việt. Nơi đây còn có hệ sinh thái rừng ngập mặn rất đa dạng và phong phú.
Lần lữa đã nhiều năm, mãi đến đầu tháng 10 năm nay, nhóm chúng tôi quyết định lên đường về thăm vùng Bảy Núi, nơi sẽ diễn ra ngày hội đua bò hàng năm nhân dịp tết Dolta của bà con người Khmer Nam bộ. Tiện thể, chúng tôi lên kế hoạch đến trước hôm diễn ra lễ hội một ngày để khám phá núi Cấm, một điểm du lịch hành hương được ví như Đà Lạt thứ hai của miền Tây Nam bộ.
Nằm trên vùng đất không xa đô thị nhưng vẫn còn nguyên dáng dấp của vùng quê Việt Nam thuần chất, làng Trạch Xá (xã Hoà Lâm, huyện Ứng Hoà, tỉnh Hà Tây) có nghề truyền thống may áo dài từ rất lâu đời.
Nghề nuôi cấy Ngọc trai ra đời cách đây khoảng 40 năm. Ở đây có rất nhiều các loại trai quý và có giá trị xuất khẩu cao như: trai Mã Thị, trai Vỏ Dày, trai Cánh Dài và loài Jamson.
Làng Ngũ Xã nằm bên bờ hồ Trúc Bạch phía Tây Hà Nội, hồ Trúc Bạch ăn thông với Hồ Tây mênh mông. Quanh bờ Hồ Tây tập trung các làng nghề thủ công nổi tiếng của kinh thành Thăng Long trong nhiều thế kỷ - nghề dệt lĩnh hoa và nghề giấy dó Yên Thái, nghề đúc đồng Ngũ Xã...
Ngày 6-8, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam, qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong điều tiết thu ngân sách, tạm ứng vốn, áp dụng lãi suất tiền gửi...
“6 năm qua, chúng tôi phải vật lộn với khủng hoảng vận tải biển, kinh tế suy thoái, những khó khăn do căng thẳng tại Biển đông… Thực sự chúng tôi sắp hết hơi rồi!” - ông Vũ Đức Then - Phó Chủ tịch Hội vận tải biển Diêm Điền - Thái Bình bày tỏ.
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”