Một nơi mà mảnh sành ken dày trên mặt đất và trong lòng đất, nên có tên là Gò Sành, nằm trên đất làng Ðông Phong, thôn Phụ Quang, xã Nhơn Hòa, huyện An Nhơn, Bình Ðịnh, cách thành phố Quy Nhơn 30 km về hướng tây bắc. Ðấy là xứ sở của gốm Chăm. Ngoài gốm Chăm ở Ninh Thuận, gốm Bàu Trúc, dân dã, không men, mịn màng một mầu đất nâu sẫm lấp lánh những hạt vàng li ti từ cát sa huỳnh, ít người biết đến một dòng gốm men sang trọng ở thành Ðồ Bàn xưa, nơi vương triều Vijaỵa tồn tại suốt năm thế kỷ từ XI đến XV.
Một tình cờ tới Quy Nhơn, bảo tàng quá nhỏ để gọi là bảo tàng ở số 173 phố Lê Hồng Phong, nhưng những gì mà bảo tàng ấy trưng bày tháng ba vừa rồi, thì lại có giá trị không nhỏ. Lần đầu tiên có một cuộc trưng bày và lần đầu tiên một hội thảo về gốm Gò Sành mà tôi tình cờ biết, qua một người đam mê sưu tập gốm Chăm đến kỳ lạ - ông Nguyễn Vĩnh Hảo, vốn là huấn luyện viên đội tuyển võ Wushu quốc gia, người chủ của bộ sưu tập gốm Vijaya. Bộ sưu tập ấy chưa chắc đã là quý hiếm nhất về gốm Chăm hiện nay ở trong hoặc ngoài nước.
Nhưng ông Nguyễn Vĩnh Hảo không muốn chỉ dừng lại ở việc sưu tập. Ðiều mà ông muốn là khao khát tìm lại được lịch sử một dòng gốm đẹp như thế, muốn chứng minh được giá trị của những đồ gốm có thể là đồ ngự dụng, dùng trong hoàng gia các đời vua Champa và những ảnh hưởng qua lại của dòng gốm đó với gốm thời Tống bên Trung Quốc. Tất cả đều có căn cứ, nhưng chưa có kết luận.
Những gì ông Hảo muốn biết vẫn còn là quá khó, khi mà cụm từ gốm Gò Sành hầu như chưa xuất hiện trong các sách về gốm ở Việt Nam. Vào Google, gõ chữ gốm Gò Sành, có thể ra đến mấy chục nghìn từ liên quan, nhưng không có gì nói về chính dòng gốm ấy. Gò Sành là địa điểm đầu tiên được phát hiện trong quần thể di tích lò gốm cổ Champa tại Bình Ðịnh.
Từ những năm đầu thế kỷ XX, đã có nhiều cuộc tìm kiếm, thăm dò và khai quật của các học giả người Pháp, nhưng không tài liệu nào nhắc đến gốm Chăm. Chỉ đến những năm 80, Raxana Brao, một nhà nghiên cứu gốm cổ Ðông - Nam Á lần đầu đề cập đến các sản phẩm gốm men của người Chăm, và cái tên Gò Sành mới được nhắc đến từ đấy, tất nhiên rất ít ỏi, rất hẹp, trong phạm vi nhỏ các nhà nghiên cứu gốm.
Trước đây, việc phát hiện ra những chén, đĩa, hũ, vò... khi người dân làm đất canh tác tại Gò Sành đã được nhiều người quan tâm, nhất là khi những đồ vật tìm thấy ấy trở thành những hàng hóa có giá trị kinh tế. Không phải là nhà nghiên cứu gốm, nhưng do tình cờ, duyên số và đam mê, mà những năm 70 của thế kỷ trước, một chủ sưu tập cổ vật tại Quy Nhơn, ông Nguyễn Hượt, cha của ông Nguyễn Vĩnh Hảo, đã báo dẫn về những phát hiện gốm cổ Gò Sành.
Các nhà chức trách cũng như những người làm công việc nghiên cứu gốm cổ ở miền nam Việt Nam và một số học giả nước ngoài bắt đầu để ý đến dòng gốm mới phát hiện này. Nhưng cho đến năm 1980, ngoài những phát hiện của Roxana Brao như đã nói ở trên, gốm Gò Sành không được nhắc đến ở đâu nữa. Mãi đến năm 1990, trong đề tài nghiên cứu gốm cổ Việt Nam, Viện Khảo cổ Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Bình Ðịnh lập phương án nghiên cứu gốm Gò Sành. Năm 1991, thành lò nung gốm cổ đầu tiên ở Gò Sành được phát hiện, dấu tích của khoảng 20 lò nung được ghi nhận. Liên tiếp trong mấy năm sau, khoảng gần hai chục đợt khai quật, các nhà khảo cổ khẳng định Gò Sành là một trung tâm sản xuất gốm của vương triều Vijaya.
Ngoài trung tâm Gò Sành, gần khu vực đó, được xác định là phía tây thành Ðồ Bàn xưa, còn các trung tâm sản xuất gốm khác như Trường Cửu (thuộc xã Nhơn Lộc, huyện An Nhơn), Gò Hời, Gò Cây Ké (xã Tây Vinh, huyện Tây Sơn), Gò Cây Me (xã Nhơn Mỹ, huyện An Nhơn). Nhưng dấu vết các lò nung tập trung nhiều nhất ở Gò Sành.
Kỹ thuật xây dựng lò và nung gốm ở Gò Sành đạt đến một trình độ cao. Vị trí địa lý ở đây chứng tỏ một thuận lợi cho việc tham gia thị trường của gốm Gò Sành. Kết quả những cuộc khai quật ở Tây Nguyên mà Viện Khảo cổ học công bố cuối những năm 90, trong một nơi cư trú của người Mạ, có 2.090 cổ vật gốm sứ, trong đó 1.650 hiện vật có nguồn gốc từ Bình Ðịnh, chủ yếu là các loại hình tô, đĩa, hũ, ché với các mầu men khác nhau như xanh nhạt, vàng xám, vàng chanh, cỏ úa... men sâu, đẹp, thể hiện tay nghề rất cao của các thợ gốm Chăm.
Không chỉ ở cao nguyên, không chỉ thị trường nội địa, gốm Gò Sành còn được các nhà nghiên cứu gốm xác định là có mặt tại nhiều điểm khác nhau ở vùng Ðông - Nam Á, thậm chí ở cả vùng Trung Cận Ðông. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Thanh Quang của Viện Khảo cổ học Việt Nam, trong các loại hình di tích văn hóa Champa ở Bình Ðịnh, có lẽ các trung tâm sản xuất gốm đặt ra nhiều vấn đề cần được quan tâm nhất. Kết hợp yếu tố nội sinh với sự giao lưu trao đổi kỹ thuật bên ngoài, nghề sản xuất gốm Chăm đã tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng về loại hình, kích cỡ, mầu men đẹp, không thua kém các sản phẩm được sản xuất ở các trung tâm gốm cổ truyền thống ở nam Trung Quốc hoặc Ðại Việt cùng thời...
Từ bản Tả Phìn đến thị trấn Sa Pa (Lào Cai) là đoạn đường đèo ngoạn mục với cảnh quan diễm lệ. Những thửa ruộng bậc thang xanh xanh với nào lúa nước, su su chạy dài ngút mắt bên dưới lũng sâu.
ừ thị trấn Kiên Lương (Kiên Giang) đi Mo So có một đoạn đường đầu tiên ở nước ta được đổ bê tông xi măng thay vì trải nhựa như thường thấy; rồi thích thú chứng kiến những ngọn núi đá vôi chập chùng chạy ngược bên khung cửa xe. Theo con đường nhựa nổi lên giữa những đồng nước chua phèn lưa thưa cây cỏ vàng hoe màu nắng, Mo So rồi cũng hiện ra trước mắt.
Ở trung tâm thành phố Cần Thơ có những ngôi chùa cổ ra đời hàng trăm năm trước, không chỉ phục vụ nhu cầu tín ngưỡng mà còn chữa bệnh cứu người, tế độ chúng sinh. Hãy cùng chúng tôi ghé thăm chùa Hiệu Minh (Đàn Tiên Cái Khế) - một ngôi chùa như vậy.
Những ngày này, khi lúa, ngô đã “nằm yên” trong nhà, cũng là lúc đồng bào dân tộc thiểu số Chơro ở Đồng Nai tổ chức lễ hội Sayangva (ăn thần lúa).
Cây tre đã gắn bó với người Việt hàng ngàn đời nay. Tre là nguyên liệu được người Việt khai thác tối đa sự hữu dụng tưởng như vô hạn; từ những vật dụng gần gũi, thiết thân trong đời sống thường nhật cho đến khí cụ chiến đấu, bảo vệ quê hương. Hình ảnh lũy tre thanh bình, thơ mộng trong thi ca, trong bao chuyện tình lãng mạn và cả trong huyền sử Thánh Gióng.
Không chỉ nổi tiếng với “một điểm đến hai di sản”, Quảng Nam còn là mảnh đất chứa đựng biết nhiều điều thú vị, trong đó các làng nghề truyền thống có hàng trăm năm tuổi như làng đúc đồng Phước Kiều là một ví dụ.
Với người Việt cổ xưa, trò chơi này thường dành cho giới nữ, con nhà quý phái, xưa kia là các mỵ nương, con gái Lạc hầu, Lạc tướng. Đối với các dân tộc Mường, Tày, H’mông, Thái... ném còn là trò tín ngưỡng hấp dẫn nhất của trai gái trong dịp hội xuân.
Những ngôi nhà gỗ thấp thoáng, hoa đào nở trong sương khói mờ ảo, hình ảnh Tam Đảo do bạn đọc Nguyễn Tiến Thành ghi lại ngày 21/2.
Thuở nhỏ, mỗi lần đọc câu thơ “Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam/Hoa mơ lại trắng, vườn cam lại vàng” của Tố Hữu, tôi luôn cố gắng mường tượng về những địa danh, những loài hoa đặc trưng miền Tây Bắc, để rồi chỉ mong một ngày nào đó được đi giữa lòng Điện Biên, khám phá vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa này.
Chuyến tàu Super Dong khởi hành lúc 8 giờ từ Rạch Giá đưa chúng tôi ra đảo Phú Quốc sau chưa đầy 3 giờ đồng hồ. Gió nồng nhiệt hất tung mái tóc cô gái đất liền sảng khoái đứng ở boong tàu. Nắng cũng nồng nhiệt... bám lên làn da mặn mòi. Và người xứ đảo, sao mà nồng nhiệt.
Lễ hội đền Ghềnh hằng năm mở từ ngày mồng một tháng Tám âm lịch đến ngày mười hai là chính hội. Đền Ghềnh nằm ở sát bờ sông Hồng cách đầu cầu Long Biên chừng hơn cây số. Ai đi trẩy hội đền Ghềnh nhiều lần hay mới đi lần đầu đều nhận thấy rằng: Hội đền Ghềnh cũng là hội của bánh đa tráng.
Trong khi có nhiều làng nghề đang dần bị mai một bởi sự thay thế của những tiến bộ của công nghệ, thì nghề làm nồi đất ở huyện Hòn Đất - Kiên Giang lại là một ngoại lệ khá thú vị trong việc bảo tồn những giá trị truyền thống mang dấu ấn văn hóa vùng.
Khu du lịch Bà Nà nằm cách thành phố Đà Nẵng 48 km về hướng Tây, ở độ cao 1.487m so với mặt biển, khí hậu quanh năm mát mẻ, nhiệt độ trung bình từ 17 độ C - 20 độ C. Trên đỉnh núi địa hình bằng phẳng như một cao nguyên nhỏ. Con đường từ chân núi chạy lên đỉnh quanh co hơn 20km, len lỏi giữa cánh rừng đại ngàn đưa du khách đến trung tâm khu du lịch.
Ngày 6-8, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam, qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong điều tiết thu ngân sách, tạm ứng vốn, áp dụng lãi suất tiền gửi...
“6 năm qua, chúng tôi phải vật lộn với khủng hoảng vận tải biển, kinh tế suy thoái, những khó khăn do căng thẳng tại Biển đông… Thực sự chúng tôi sắp hết hơi rồi!” - ông Vũ Đức Then - Phó Chủ tịch Hội vận tải biển Diêm Điền - Thái Bình bày tỏ.
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”